[Bật mí] Cách giảm ho đơn giản, hiệu quả cho bà bầu ho nhiều tại nhà

bầu ho nhiều

Tình trạng ho rất hay gặp phải ở phụ nữ mang thai. Các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu không nên sử dụng các loại thuốc trong thời điểm này để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nếu ho nhiều thì bà bầu phải làm như nào? Hãy cùng Vihodan tìm hiểu cách giảm ho đơn giản, hiệu quả cho bà bầu ho nhiều tại nhà nhé!

Các nguyên nhân khiến bà bầu ho nhiều khi mang thai

Ho là triệu chứng liên quan đến các bệnh lý đường hô hấp. Rất nhiều bà bầu bị ho khi mang thai thường bối rối và lo lắng bất an. Tuy nhiên, muốn tìm cách chữa ho hiệu quả trước tiên cần biết nguyên nhân là gì?

Do thay đổi thời tiết

Thời tiết giao mùa có nhiều người thường bị viêm hô hấp, viêm phế quản, viêm họng dẫn tới bị ho. Trong đó mẹ bầu nếu sức đề kháng kém cũng dễ mắc các bệnh về hô hấp gây ho. Đặc biệt là vào mùa đông khi thời tiết trở lạnh hoặc rét đột ngột.

Thời tiết thay đổi khiến bà bầu dễ bị ho ngứa cổ

Do dị ứng

Khi mang bầu, cơ thể phụ nữ thường rất nhạy cảm. Điều này khiến mẹ bầu có khả năng dị ứng với các tác nhân như lông động vật, phấn hoa,… Từ đó dẫn đến cơn ho khó chịu.

Do ô nhiễm không khí

Môi trường xung quanh ô nhiễm cũng là tác nhân gây nên các bệnh đường hô hấp. Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý đảm bảo nơi ở sạch sẽ. Tránh rác thải, nước thải ố bẩn gây nhiễm khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.

Do trào ngược dạ dày

Ở phụ nữ mang thai, kích thước tử cung thường lớn. Điều này tạo áp lực lên ổ bụng, dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày. Lượng acid khi di chuyển ngược lên gây tổn thương đến lớp niêm mạc tại đường hô hấp, gây ho.

Do tăng lưu lượng máu 

Từ tuần thứ tư của thai kỳ, lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ sẽ tăng nhanh chóng. Khi đó, các mạch máu tại khoang mũi sẽ phải chịu áp lực lớn. Chính vì vậy, mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng nghẹt mũi và ho có đờm.

Do sức đề kháng kém

Khi mang thai, hàng rào bảo vệ hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus hoặc những tác nhân gây hại khác xâm nhập. Đây cũng là nguyên nhân gây triệu chứng ho ở mẹ bầu.

Khi nào mẹ bầu ho nhiều cần đi khám bác sĩ ngay?

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ nếu ho nhiều kèm theo các dấu hiệu bất thường

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ nếu ho nhiều kèm theo các dấu hiệu bất thường

Trong một số trường hợp mẹ bầu có thể chữa trị ho tại nhà theo nhiều cách. Tuy nhiên nếu ho kèm theo những dấu hiệu bất thường cần đến gặp ngay bác sĩ ngay. Cụ thể:

  • Ho kèm khó thở, nhịp thở ngắn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt.
  • Ho kéo dài, dai dẳng, đau rát cổ họng, tức ngực.
  • Ho có đờm, ho ra máu.
  • Ho kèm theo sốt.

Một số cách giảm ho tại nhà an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu 

Nếu bị ho khi mang thai mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng. Hãy áp dụng một số cách giảm ho dưới đây:

Giảm ho cho mẹ bầu bằng chanh và mật ong

Đối với phụ nữ mang thai không thể sử dụng kháng sinh thì chanh và mật ong sẽ là sự kết hợp tuyệt vời.

Lá hẹ có tác dụng ức chế hoạt động vi khuẩn gây bệnh trong đường hô hấp

Thành phần có trong chanh và mật ong giúp phục hồi tổn thương ở vòm họng

Mật ong chứa nhiều vitamin và các loại khoáng chất, giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm. Kết hợp với chanh sẽ đem lại hiệu quả phục hồi tổn thương ở vòm họng. Điều này giúp xoa dịu các cơn ngứa hiệu quả.

Cách giảm ho bằng chanh và mật ong được thực hiện như sau:

  • Cho 1 muỗng cà phê mật ong vào 100ml nước.
  • Hòa tan hoàn toàn thì cắt thêm vài lát chanh vào.

Khi xuất hiện những cơn ho, mẹ bầu uống 1 cốc nước mật ong và chanh sẽ cảm nhận được hiệu quả ngay. Những cơn ngứa rát sẽ từ từ biến mất. Tuy nhiên cần lưu ý, nếu đang đói thì mẹ bầu không nên áp dụng phương pháp này.

Giảm ho đơn giản bằng lá hẹ hấp

Lá hẹ hấp cách thuỷ là một cách giảm ho cho bà bầu tại nhà rất hiệu quả. Trong lá hẹ tươi có chứa dồi dào các chất kháng khuẩn như Saponin và Odorin. Chất này giúp ức chế hoạt động của virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, lá hẹ cũng giúp làm dịu cổ họng, tiêu đờm và cắt cơn ho tuyệt vời. Dưới đây là phương pháp giúp giảm ho bằng lá hẹ hấp:

  • Lá hẹ sau khi rửa sạch và để ráo nước, đem cắt thành từng đoạn nhỏ.
  • Cho lá hẹ vào bát nhỏ và hấp cách thuỷ trong 15 – 20 phút.
  • Chắt lấy phần nước cốt lá hẹ để uống, hoặc ăn trực tiếp cả lá hẹ đã được hấp chín.

Lá hẹ có tác dụng ức chế hoạt động vi khuẩn gây bệnh trong đường hô hấp

Xử lý cơn ho bằng gừng hoặc tỏi

Gừng và tỏi được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng giảm ho khan. Gừng có tính nóng, hỗ trợ giải cảm và làm ấm cơ thể. Từ đó xoa dịu nhanh chóng các cơn đau rát hoặc ngứa cổ họng cho phụ nữ mang thai. Để trị ho với gừng, bạn có thể tham khảo các bước dưới đây:

  • Dùng một lượng gừng tươi vừa đủ, cạo bỏ vỏ và giã nát và lọc lấy phần nước cốt.
  • Hoà nước cốt gừng cùng chút mật ong và nước cốt chanh. Sau đó pha với nước ấm.
  • Uống nước gừng ấm từng ngụm nhỏ nhiều lần trong ngày để sớm cắt cơn ho.
Cách trị ho cho bà bầu bằng trà gừng kết hợp mật ong và chanh 

Cách trị ho cho bà bầu bằng trà gừng kết hợp mật ong và chanh 

Mặt khác, tỏi là gia vị có tính sát khuẩn và kháng viêm cao, giúp đẩy lùi cơn ho trong thai kỳ hiệu quả. Khi dùng tỏi trị ho, bạn có thể áp dụng các bước sau:

  • Bóc một vài tép tỏi, sau đó rửa sạch và để ráo nước.
  • Gói tép tỏi vào một lớp giấy bạc, đem nướng chín.
  • Giã nát tỏi nướng thành dạng bột mịn, sau đó khuấy đều với nước và uống 3 lần/ ngày.

Giảm ho bằng lá tía tô

Lá tía tô là vị thuốc dân gian giúp giảm ho được nhiều người áp dụng. Đặc biệt, lá tía tô cũng có tác dụng giúp an thai cho phụ nữ. Khi sử dụng lá tía tô trị ho, chị em nên thực hiện theo cách sau:

  • Rửa sạch lá tía tô, chuẩn bị thêm gừng, trứng gà và gạo tẻ.
  • Lấy chút gạo và nấu thành cháo. Sau đó cho thêm trứng gà và khuấy đều.
  • Gừng và lá tía tô thái thành các sợi nhỏ để rắc đều vào cháo.

Đây là cách dùng hữu hiệu cho mẹ bầu có cơn ho kèm triệu chứng sốt. Để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn có thể kết hợp cùng phương pháp xông hơi với sả.

Lá tía tô cho vào trong cháo là một cách trị ho cho bà bầu hiệu quả

Lá tía tô cho vào trong cháo là một cách trị ho cho bà bầu hiệu quả

Kết hợp xông hơi với sả

Ngoài các phương pháp trên, mẹ bầu cũng nên kết hợp xông hơi với sả để có hiệu quả nhanh. Mùi hương của sả sẽ giúp giải tỏa căng thẳng. Đồng thời hơi nóng khi xông sẽ giúp dẫn lưu dịch tiết hô hấp ra ngoài.

Cách thực hiện xông hơi với sả như sau:

  • Chuẩn bị chanh và sả.
  • Rửa thật sạch, sau đó thái chanh thành lát mỏng và đập dập sả.
  • Cho nguyên liệu vào đun sôi với nước.
  • Xông hơi trong vòng 15 – 20 phút, sao cho đổ nhiều mồ hôi.
  • Sau khi xông hơi xong, dùng khăn thấm sạch mồ hôi trên người.
Xông hơi với sả và chanh tại nhà

Xông hơi với sả và chanh tại nhà

Một số cách giúp phòng ho cho mẹ bầu

Trong suốt thời gian thai kỳ, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật là yếu tố quan trọng nhất. Dùng thuốc điều trị bệnh khi mang thai thường được bác sĩ khuyến cáo nên hạn chế tối đa. Điều này nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần chủ động áp dụng các biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa cúm và ho thông qua một số lời khuyên sau:

  • Bổ sung vitamin tổng hợp. Điều này giúp cung cấp các chất dinh dưỡng không được nạp vào đầy đủ qua chế độ ăn uống.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động quá sức. Đặc biệt là  giấc ngủ, nhằm giúp tăng sức khoẻ và cân bằng cơ thể.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm giúp làm dịu ngứa họng hoặc đau họng. Ngoài ra còn giúp kiểm soát cơn ho.
  • Uống đủ nước để tránh cơ thể không bị mất nước.
  • Tắm bằng nước ấm, hạn chế tắm lâu và tắm muộn. Mùa đông nên giữ ấm đầy đủ bằng tất và khăn quàng cổ. 
  • Không tiếp xúc với những người đang bị cúm, cảm lạnh hoặc nhiễm virus để phòng lây nhiễm bệnh.
  • Tiêm phòng vắc xin đầy đủ trước và trong khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Trên đây là các giải pháp chữa ho cho phụ nữ mang thai tại nhà. Trường hợp bà bầu ho kéo dài kèm các triệu chứng bất thường cần tới cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp. Liên hệ với chúng tôi theo tổng đài 1800.1286 để được hỗ trợ tư vấn.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

1900 3199
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay