Bệnh viêm họng khá phổ biến và rất hay gặp nhất là trong thời điểm giao mùa. Nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp, bệnh sẽ nhanh khỏi, ngược lại nếu không điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy cách chữa viêm họng như thế nào? Hãy tham khảo ngay những thông tin bổ ích qua bài viết dưới đây.
Nguyên tắc điều trị viêm họng
Viêm họng là một dạng bệnh viêm nhiễm vi khuẩn, virus tại cổ họng rất phổ biến. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi cổ họng bị đau rát, đặc biệt là khi ăn hoặc nuốt nước bọt.
Thông thường, nếu bệnh nhẹ thì sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần nhưng nếu bệnh nặng sẽ gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Trong điều trị viêm họng cần cầm bảo nguyên tắc điều trị sau:
Loại trừ dứt điểm nguyên nhân gây bệnh
- Sử dụng kháng sinh nếu là viêm họng do vi khuẩn.
- Điều trị những viêm nhiễm ở mũi họng như: Viêm xoang, viêm V.A, Viêm Amidan,…
- Tránh những tác nhân kích thích như: Bụi, khói, hơi hóa chất, bia, rượu…
Điều trị các triệu chứng
- Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc nâng cao thể trạng.
- Vệ sinh họng bằng cách súc họng bằng dung dịch kiềm ấm, nước muối sinh lý.
- Nhỏ mũi bằng thuốc co mạch và thuốc sát khuẩn nhẹ.
- Nếu viêm họng mạn tính có hạt thì có thể đốt hạt ở thành sau họng.
Điều trị viêm họng bằng thuốc Tây Y
Trong điều trị viêm họng, dùng thuốc Tây y để điều trị triệu chứng và nguyên nhân là biện pháp được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng. Một số nhóm thường sử dụng gồm:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm: Các hoạt chất như paracetamol, aspirin, alphachymotrypsin… giúp hạ sốt, giảm đau rát, viêm sưng và khó nuốt.
- Thuốc kháng sinh: Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh trong những trường hợp viêm họng do vi khuẩn, không có tác dụng trong trường hợp nguyên nhân do virus.Trong trường hợp bị viêm họng mạn tính lâu ngày bạn có thể sử dụng kháng sinh để khí dung họng.
- Thuốc ho: Hoạt chất Dextromethorphan, codein, thuốc giảm ho nhóm kháng histamin (alimemazin, diphenhydramin…), các loại siro ho,…
- Thuốc nhỏ mũi: Sử dụng những loại thuốc co mạch và có tính sát khuẩn nhẹ để giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Nước súc miệng: Sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0.9% để….
Trường hợp viêm họng mạn tính, có thể sử dụng thuốc chấm họng như SMC (salicylat natri + Manthol + Cocain), Glycerin borat 3%… Ngoài ra, nên sử dụng kết hợp với thuốc trào ngược dạ dày thực quản, chống dị ứng nếu có.
Một số lưu ý khi điều trị viêm họng đối với trẻ nhỏ:
- Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Không nhỏ thuốc co mạch cho trẻ nhiều ngày vì dễ gây tình trạng nhờn thuốc, tổn thương niêm mạc, sung huyết, xuất huyết, vỡ mạch…
- Không dùng lại những đơn thuốc cũ.
- Đưa trẻ đi khám ngay nếu có những triệu chứng bất thường sau khi sử dụng thuốc.
Điều trị viêm họng bằng thuốc Đông Y
Cách chữa viêm họng bằng thuốc đông y là một phương pháp điều trị an toàn và tương đối hiệu quả và dễ dàng thực hiện tại nhà. Một số biện pháp điều trị viêm họng bằng thuốc đông y như:
Gừng
Gừng tươi thường được áp dụng để điều trị triệu chứng viêm họng. Theo quan điểm y học hiện đại, hiệu quả của gừng trong chữa viêm họng thông qua hoạt chất Gingerol. Đây là hoạt chất có khả năng kháng viêm và ức chế virus rất tốt, ngoài ra nó còn có tác dụng giảm đau tự nhiên với cơ chế tương tự thuốc chống viêm không Steroid.
Cách dùng: Ngậm vài lát gừng tươi với muối ở sát vùng hầu họng hoặc hãm một củ gừng tươi thái lát với 250ml nước sôi, thêm một chút mật ong và uống ngày 2 đến 3 lần.
Cam thảo
Trong Đông Y, Cam thảo được sử dụng để điều trị bệnh viêm họng mạn rất hiệu quả. Trong cam thảo có chứa Acid Glycyrhizic có tác dụng làm loãng đờm, long đờm do kích thích sản sinh dịch tiết ở phế quản.
Lưu ý không được sử dụng cam thảo cho phụ nữ mang thai và cho con bú để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Cách dùng: Nhai vài lát rễ cam thảo, nuốt nước và nhả bã 2 đến 3 lần trong ngày sẽ thấy giảm đau rát họng và long đờm hiệu quả.
Hạnh nhân
Hạnh nhân có tác dụng giảm ho trong viêm họng rất tốt do có chứa amygdalin và dầu béo. Chính vì vậy, nó được sử dụng để điều trị viêm họng, viêm phế quản mạn tính , khản tiếng lâu ngày.
Cách dùng: Sắc hạnh nhân với gừng tươi, ô mai, lá chanh, cam thảo, chua me đất với 250ml nước. Ngày uống 2 đến 3 lần.
Bạc hà
Tinh dầu bạc hà có tác dụng chữa đau họng bằng cơ chế đánh tan đờm, làm dịu cơn ho, chống viêm và kháng khuẩn cực tốt do có chứa Methol.
Cách dùng:
- Chuẩn bị 1 nắm bạc hà tươi, rửa sạch sẽ và vò nát.
- Cho bạc hà vào hãm với nước khoảng 250ml nước ấm. Để ngâm trong vòng 10 đến 15 phút.
- Có thể thêm một ít đường phèn vào để tăng hương vị và dễ uống. Ngày uống 3 đến 4 lần.
Huyền sâm
Theo y học cổ truyền, Huyền sâm có chứa thành phần asparagin, alcaloid nên có tác dụng chống viêm, hạ sốt, ức chế sự phát triển, lây lan của nhiều loại vi khuẩn. Chính vì vậy, nó có tác dụng điều trị viêm họng hạt, viêm họng mạn tính, viêm phế quản mạn tính…
Cách dùng: Cho Huyền sâm sắc với 250ml nước sôi, để trong vòng 10-15 phút sau đó uống ngày 2-3 lần.
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt trong hỗ trợ điều trị viêm họng
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y hoặc đông y trong điều trị viêm họng, chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt đóng cũng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm họng
Viêm họng nên ăn gì?
- Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C là nhóm chất mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, chống oxy hóa, kháng khuẩn rất tốt, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Những loại thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, ổi, dâu tây, bưởi, rau cải xanh, súp lơ, cà chua…
- Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm cũng là một trong những nguyên tố vi lượng có vai trò tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng tránh nhiễm virus gây bệnh, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm họng. Những thực phẩm giàu kẽm như sò, hến, hàu, thịt lợn, bò, gà, ngũ cốc, vừng…
Bị viêm họng không nên ăn gì?
Bên cạnh việc quan tâm đến những nhóm thực phẩm có lợi thì bạn cần nên tránh những thực phẩm sau đây để không làm cho bệnh nặng thêm:
- Đồ uống, đồ ăn lạnh: Nước ngọt có gas lạnh, nước đá, kem và những loại hoa quả lạnh.
- Đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng như mì cay, tương ớt, ớt, xúc xích…sẽ rất dễ gây kích thích niêm mạc họng, gây họng bị bỏng rát làm tăng thêm cảm giác đau họng.
- Đồ ăn khô, cứng: Làm cho bệnh nhân khó nuốt, dễ gây ma sát, xây xát cổ họng, kích thích họng, thêm tổn thương niêm mạc họng như: các loại quả cứng, hạt khô…
- Đồ ăn chứa nhiều đường: Các loại đồ ăn ngọt có chứa nhiều arginine là chất để tạo môi trường phát triển tốt cho vi khuẩn, làm cho tình trạng đờm tiết nhiều hơn như sữa đặc, đồ ăn quá ngọt…
- Đồ uống có cồn: Vừa không tốt cho sức khỏe vừa làm cổ họng sưng đỏ, viêm nghiêm trọng hơn như: rượu, bia, …
Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bị viêm họng
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn, tạo cảm giác thông thoáng dễ chịu cho người bệnh.
- Lưu ý khi tắm rửa không nên quá lâu, cần sử dụng nước ấm và lau người, làm khô tóc ngay sau khi tắm xong để tránh nhiễm lạnh.
- Đối với người lớn: Súc miệng và họng bằng dung dịch BBM hoặc nước muối sinh lý ngày 2 đến 3 lần. Đánh răng sạch sẽ vào mỗi sáng và trước khi đi ngủ. Xì mũi nhày và rửa bằng nước muối sinh lý hoặc xịt dung dịch sát khuẩn nhẹ.
- Đối với trẻ nhỏ: Dùng dụng cụ hút mũi để làm thông thoáng đường thở cho trẻ, tuy nhiên không làm quá nhiều lần sẽ dẫn đến tổn thương niêm mạc. Vệ sinh răng miệng bằng dụng cụ rơ lưỡi hoặc đánh răng sáng tối. Súc miệng đều đặn bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng 2 lần mỗi ngày.
Cách phòng ngừa viêm họng tái diễn
Bệnh viêm họng rất dễ tái phát nhiều lần, vì vậy bạn nên tham khảo những cách phòng ngừa sau đây:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn.
- Đeo khẩu trang tránh bụi bẩn, ô nhiễm không khí, tránh bị lây nhiễm virus gây bệnh, đặc biệt là những người ở môi trường có nhiều khói bụi.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với khói thuốc, khí đốt độc hại.
- Tránh sử dụng quạt, máy lạnh/ điều hòa thẳng vào mặt, mũi hoặc đầu, giữ điều hòa ở nhiệt độ ổn định, không quá lạnh.
- Hạn chế tiếp xúc với ổ dịch, nếu biết mình mắc bệnh cũng nên cách ly, hạn chế tiếp xúc lây bệnh cho người khác.
- Bịt miệng, mũi khi ho, hắt hơi và vứt giấy lau vào thùng rác, không vứt lung tung để tránh tái nhiễm.
- Thường xuyên thay chăn, ga, gối, đệm để tránh tái nhiễm đặc biệt với những người bị viêm họng mạn tính.
- Nên sử dụng máy tạo độ ẩm để giảm khô trong không khí.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể.
Trên đây là những thông tin rất hữu ích về cách chữa viêm họng rất hiệu quả và được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, khi bị viêm họng nặng bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và kịp thời xử lý trước khi xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Liên hệ ngay nhãn hàng Siro Vihodan qua hotline 1800.1286 để nhận được thêm nhiều thông tin tư vấn.