Viêm họng mủ: [Từ A->Z] Các thông tin hữu ích cần phải biết

Viêm họng mủ là tình trạng viêm nhiễm tại vùng họng khá phổ biến. Bệnh có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Tìm hiểu ngay bài viết sau để biết về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh.

Thế nào là viêm họng mủ? 

Viêm họng mủ còn được gọi là viêm họng có mủ hoặc viêm họng hốc mủ. Đây là tình trạng viêm nhiễm khá phổ biến, có thể xảy ra với bất kỳ ai.

Khi vùng họng bị viêm nhiễm kéo dài sẽ làm tổn thương các tế bào lympho. Vì thế, virus và vi khuẩn dễ xâm nhập, kết hợp với cặn bã, chất xơ tạo các hốc mủ. Các hốc mủ này có màu trắng, ở dạng lấm tấm hoặc thành mảng.

Viêm họng mủ có các hốc mủ trắng, ở dạng lấm tấm hoặc thành mảng
Viêm họng mủ có các hốc mủ trắng, ở dạng lấm tấm hoặc thành mảng

5 triệu chứng điển hình của viêm họng mủ

Các triệu chứng của viêm họng mủ gồm:

  • Đau họng: Đây là triệu chứng điển hình của các bệnh lý viêm nhiễm vùng họng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau rát do niêm mạc họng đã bị tổn thương dài ngày. Do đó, gây nuốt vướng, nuốt khó, đau khi nuốt ở vùng họng.
  • Ho: Ho liên tục hoặc khi có kích thích tại vùng họng, người bệnh có thể ho khan hoặc ho đờm. Khi xuất hiện đờm cần chú ý đến màu sắc đờm để nhận biết sự bội nhiễm của vi khuẩn.
  • Sốt: Sốt là triệu chứng toàn thân, là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi virus, vi khuẩn tấn công. Tùy từng trường hợp, người bệnh có thể bị sốt cao, sốt nhẹ hoặc không sốt. 
  • Cổ họng có mủ: Mủ trắng hoặc mủ xanh và thường được tống ra ngoài khi người bệnh ho hoặc khạc đờm.
  • Miệng có mùi hôi khó chịu: Do trong cổ họng có mủ nên miệng của người bệnh thường có mùi hôi. Hơi thở khi thở bằng miệng nặng mùi.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác như khản tiếng, ngứa họng,… Trẻ em thường quấy khóc, dễ bị chảy dãi, biếng ăn,…

Hơi thở của người bị viêm họng mủ có mùi hôi
Hơi thở của người bị viêm họng mủ có mùi hôi

7 nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Nguyên nhân gây ra viêm họng mủ thường gặp như:

  • Mắc viêm họng kéo dài: Viêm họng kéo dài, nhất là viêm họng kèm theo ho đờm rất dễ tiến triển thành viêm họng mủ.
  • Vệ sinh răng miệng: Lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách khiến khoang miệng là nơi trú ẩn của nhiều virus, vi khuẩn. Do đó, chúng có thể tấn công vào vòm họng gây ra viêm họng mủ.
  • Do mắc bệnh dạ dày: Tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản gây tổn thương niêm mạc họng. Từ đó, người bệnh rất dễ mắc viêm họng mủ. Một số bệnh lý dạ dày dễ bị trào ngược như: Viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
  • Do thói quen ăn uống: Các thói quen ăn uống có thể ảnh hưởng đến vùng họng và gây bệnh gồm: Ăn nhiều thức ăn cay nóng, uống nhiều đồ uống có gas, ăn nhiều đồ lạnh,…
  • Do sống, làm việc,… trong môi trường bị ô nhiễm: Khói bụi kết hợp với độ ẩm không khí thấp, thời tiết khô hanh,.. dễ gây kích ứng vùng họng dẫn đến viêm nhiễm. Thói quen không đeo khẩu trang cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Cơ địa dị ứng: Một số người có cơ địa dị ứng với các tác nhân như phấn hoa, bụi nhà, lông động vật,… Những trường hợp này dễ bị viêm họng mủ hơn người bình thường.
  • Người suy giảm miễn dịch: Người bị suy giảm miễn dịch cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh hơn so với bình thường. Đó là những người bị nhiễm HIV/AIDS, điều trị ung thư kéo dài,…
Viêm họng kéo dài dễ tiến triển thành viêm họng mủ
Viêm họng kéo dài dễ tiến triển thành viêm họng mủ

Viêm họng mủ có nguy hiểm hay không?

Viêm họng mủ có thể lây sang người bình thường qua các cách như:

  • Qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc thông qua các dịch tiết hô hấp.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như bàn chải đánh răng, cốc uống nước,…
  • Không đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần với người bệnh.

Một số người thường có tâm lý chủ quan để bệnh tự khỏi. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể lây lan và tấn công sang cả vùng tai – mũi – họng. Vì thế, nếu để bệnh kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như: Viêm tai giữa, viêm xoang, thậm chí là viêm phổi,…

Điều trị viêm họng mủ như thế nào?

Điều trị viêm họng mủ sẽ có hiệu quả tốt nhất khi bệnh được phát hiện trong giai đoạn sớm. Hiện nay, có nhiều cách để điều trị và hỗ trợ điều trị viêm họng mủ như: Dùng thuốc Tây, dùng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, sử dụng các phương pháp dân gian.

Sử dụng thuốc Tây trong điều trị viêm họng mủ

Sử dụng thuốc Tây trong điều trị thường có tác dụng nhanh chóng. Nhưng không nên quá lạm dụng vì chúng nhiều tác dụng phụ và có thể gây kháng thuốc, nhờn thuốc,… Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế. Các loại thuốc để điều trị thường được sử dụng như:

  • Kháng sinh: Nhóm thuốc giúp ức chế vi khuẩn lây lan, phát triển và tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Thuốc cần được kê đơn và sử dụng đúng liều nhằm tránh tình trạng kháng kháng sinh.
  • Thuốc ho: Thuốc ho có tác dụng làm giảm các cơn ho. Thuốc ho có thể được bào chế dưới dạng viên uống, viên ngậm hoặc dạng siro.
  • Thuốc long đờm: Thuốc long đờm giúp làm loãng dịch đờm, từ đó giúp người bệnh dễ dàng khạc nhổ ra ngoài. Đồng thời, vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh cũng được tống ra ngoài theo đờm.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Nhóm thuốc này thường được dùng khi người bệnh có các triệu chứng đau mỏi người, sốt,…
Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế
Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế

Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược

Các sản phẩm từ nguồn gốc thảo dược có ưu điểm an toàn, lành tính, không lo tác dụng phụ. Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân trực tiếp gây viêm họng mủ là do sự tấn công của virus, vi khuẩn. Từ đó, làm tổn thương và viêm nhiễm vùng hầu họng. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa lại bắt nguồn từ các tạng phủ. Khi chức năng tạng phủ bị rối loạn hoặc suy giảm sẽ làm mất cân bằng hệ miễn dịch. Do đó, cơ thể không đủ khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh.

Các sản phẩm này thường kết hợp nhiều thảo dược với nhau nhằm: Hỗ trợ bổ phế và giảm các triệu chứng ho, ho có đờm, viêm họng,… Các thảo dược thường được sử dụng như: Xạ can, Cát cánh, Cam thảo, Sa sâm, Đảng sâm, Trần bì, Kha tử, Mạch môn đông,…

Khi dùng sản phẩm thảo dược, người bệnh cần sử dụng theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Ngoài ra, bạn còn cần phải kiên trì, không bỏ dở giữa chừng để có hiệu quả như mong đợi.

Các sản phẩm từ nguồn gốc thảo dược có ưu điểm an toàn, lành tính
Các sản phẩm từ nguồn gốc thảo dược có ưu điểm an toàn, lành tính

Sử dụng các các phương pháp dân gian

Các phương pháp dân gian thường dễ làm và được thực hiện từ các nguyên liệu có sẵn như: Gừng, tỏi, mật ong,… Người bệnh có thể thực hiện các cách này để hỗ trợ điều trị viêm họng mủ. 

  • Sử dụng gừng: Gừng có vị cay, tính ấm và có công dụng tiêu viêm. 

Cách làm: Gừng tươi đem rửa sạch, bỏ vỏ rồi giã nhỏ. Thêm nước lọc và đun sôi trong 5 – 10 phút và uống khi còn ấm. Nếu thấy khó uống bạn có thêm 1 – 2 thìa mật ong và khuấy đều trước khi uống. Duy trì uống đều đặn hàng ngày.

  • Sử dụng tỏi: Tỏi có chứa Allicin – là một kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn và kháng viêm.

Cách làm: Nướng củ tỏi tươi, sau đó bóc vỏ, giã nát và thêm một chút nước. Tiếp đó, lọc lấy nước và uống. Duy trì hàng ngày, mỗi ngày uống 2 lần để có hiệu quả.

Cách khác, bạn có thể ngậm và nhai 2 – 3 tép tỏi sống trong vài phút.

  • Sử dụng mật ong: Mật ong được dùng trong các trường hợp mắc các bệnh lý hô hấp vì có khả năng sát khuẩn.

Cách làm: Hấp lá hẹ với 1 chút mật ong. Sau đó uống phần nước và ăn cả cái để có hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha mật ong với nước ấm uống hàng ngày. 

Gừng có vị cay, tính ấm và có công dụng tiêu viêm
Gừng có vị cay, tính ấm và có công dụng tiêu viêm

Những điều cần lưu ý để phòng ngừa bệnh hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Tránh để tình trạng viêm họng kéo dài lặp đi lặp lại, nhất là ở trẻ nhỏ.
  • Giữ khoang miệng sạch sẽ, đánh răng và súc miệng thường xuyên.
  • Hạn chế ăn, uống đồ lạnh, đồ cay nóng có thể gây tổn thương niêm mạc họng.
  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin A và C.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
  • Giữ ấm cơ thể, tránh để bị nhiễm lạnh.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng.
  • Điều trị các bệnh lý dạ dày (nếu có)  để ngăn ngừa sự trào ngược của acid dạ dày.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên để phòng ngừa bệnh hiệu quả
Vệ sinh răng miệng thường xuyên để phòng ngừa bệnh hiệu quả

Viêm họng mủ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, hãy chủ động phòng ngừa hiệu quả. Nhãn hàng Vihodan mong rằng các thông tin cung cấp trên bài viết hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần thêm thông tin, liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 1800.1286 để được hỗ trợ.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

1900 3199
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay