Ngoài việc điều trị viêm họng bằng thuốc tây y, nhiều người chọn cách chữa viêm họng dân gian với những nguyên liệu từ thiên nhiên vì tính an toàn cùng hiệu quả mà phương pháp này đem lại. Tham khảo ngay các phương pháp phổ biến được sử dụng hiện nay .
Tỏi
Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong chế biến thực phẩm mà còn có khả năng điều trị nhiều bệnh lý như: Cảm lạnh, cúm, viêm họng mạn tính, viêm họng cấp tính…
Trong tỏi có chứa thành phần Allicin có khả năng diệt khuẩn hiệu quả. Có thể sử dụng tỏi chế biến cùng rượu trắng, tỏi cùng mật ong hoặc tỏi ngâm dấm để hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả. Tham khảo hướng dẫn chế biến tỏi và rượu trắng để trị viêm họng:
- Chuẩn bị: 40g tỏi khô bóc vỏ, 100ml rượu trắng, 1 lọ thủy tinh nhỏ có nắp.
- Cách làm: Tỏi rửa sạch, thái lát đựng vào lọ thủy tinh rồi thêm 100ml rượu trắng. Sau khi ngâm trong bình kín khoảng 10 ngày có thể mang ra sử dụng.
- Cách dùng: Có thể dùng trực tiếp hoặc pha 1-2 thìa rượu tỏi với 200ml nước ấm. Uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối, duy trì hàng ngày liên tục cho đến khi khỏi viêm họng.
Mật ong
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, nấm, tụ cầu khuẩn gây viêm họng. Ngoài ra, mật ong cũng có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm ho, giảm ngứa, giảm kích ứng niêm mạc họng. Có thể sử dụng mật ong cùng sữa và hành tây để hỗ trợ điều trị viêm họng theo hướng dẫn sau:
Chuẩn bị: 1 củ hành tây, 10ml mật ong, 30ml sữa tươi không đường.
Cách làm:
- Rửa sạch hành tây, bóc vỏ rồi thái nhỏ hạt lựu.
- Bỏ hành tây và sữa vào nồi đun trong khoảng 5 phút.
- Để sữa và hành tây nguội bớt rồi thêm 1 thìa cà phê mật ong.
- Nếu không thích uống sữa, bạn có thể thay thế bằng nước lọc.
- Hoặc cũng có thể lấy hành tây và mật ong hấp cách thủy.
Cách dùng: Mỗi ngày uống 2-3 thìa hỗn hợp mật ong và hành tây, duy trì trong vòng 7-10 ngày để giảm rõ rệt triệu chứng.
Ngoài ra bạn cũng có thể pha trà thảo dược cùng mật ong uống 2 lần mỗi ngày, duy trì trong vòng 1 tháng để có hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý khi dùng mật ong để chữa viêm họng mạn tính:
- Chọn mật ong nguyên chất, vẫn giữ được phấn hoa, enzym, khoáng chất và đặc tính tự nhiên có lợi cho sức khỏe.
- Thận trọng khi dùng mật ong cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
Gừng
Trong y học cổ truyền, gừng có tính ấm, có tác dụng vào các kinh phế, tỳ, vị để chữa chứng đau bụng, thổ tả, chân tay lạnh, cảm lạnh, ho, viêm họng mạn tính, đau rát ngứa họng.
Nếu không thích ngậm gừng trực tiếp thì bạn có thể thực hiện bài thuốc dân gian bằng gừng và mật ong như sau:
- Chuẩn bị: 1 nhánh gừng, 20ml mật ong nguyên chất.
- Cách làm: Gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái lát. Cho mật ong vào ngâm cùng với gừng. Ngâm trong khoảng 1 ngày và sử dụng được luôn.
- Cách dùng: Mỗi ngày ngậm khoảng 2- 3 lát gừng, ngậm và nhai từ từ trong miệng để đỡ ngứa họng, rát họng. Duy trì dùng trong khoảng 1 tháng để cho triệu chứng viêm họng mạn khỏi triệt để.
Lá tía tô
Lá tía tô có chứa thành phần tinh dầu, dầu béo, protein, acid nicotinic có công dụng diệt khuẩn. Vì vậy, có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp như: Ho, sốt, đau họng, ngứa rát họng,….
Dùng lá tía tô để chữa viêm họng dân gian tại nhà, bạn có thể tham khảo cách nấu cháo tía tô như sau:
- Chuẩn bị: 1 nắm lá tía tô, 5g hành lá, 1 chén gạo, 1 quả trứng gà.
- Cách làm: Tía tô, hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Gạo vo sạch, cho thêm nước và đun nhuyễn thành cháo. Sau đó cho tía tô, hành lá, trứng gà vào trộn đều.
- Cách dùng: Ăn ngay khi còn nóng, duy trì trong vòng 3- 4 ngày để giảm triệu chứng viêm họng.
Chanh đào
Trong chanh đào có chứa nhiều protein, vitamin C, chất vô cơ, chất sắt, chất xơ… Đây là những thành phần tự nhiên có tác dụng trong hỗ trợ cải thiện bệnh viêm hô hấp như viêm họng, viêm amidan…
Chuẩn bị
- 1kg chanh đào chọn quả hơi già, vỏ bóng, tươi, chín vàng, mỏng vỏ.
- 1 lít mật ong nguyên chất, nếu có mật ong rừng càng tốt.
- 800g đường phèn.
- 1 bình thủy tinh.
- Vỉ nén bằng than che.
Cách làm
- Chanh rửa sạch, pha một ít muối với nước sôi để nguội và ngâm trong vòng 30 phút rồi vớt chanh ra để thật khô. Sau đó cắt chanh thành những lát mỏng, không cần bỏ hạt.
- Đường phèn đập nhỏ, đổ một lớp vào lọ, sau đó cho 1 lớp chanh, 1 lớp đường, 1 lớp chanh cứ thế cho đến khi hết chanh. Còn lại những cục đường to cho lên trên cùng.
- Cuối cùng, đổ mật ong vào, lấy vỉ nén chanh xuống, đậy kín để ngâm khoảng 3 tháng là có thể dùng được.
Cách dùng: Có thể lấy siro hoặc lấy cả siro và một lát chanh ngậm hàng ngày.
Cây rẻ quạt
Cây rẻ quạt có thể chữa bệnh viêm họng trong dân gian khi kết hợp với những loại thảo dược khác. Bài thuốc chữa viêm họng bằng cây rẻ quạt như sau:
Chuẩn bị
- 5g rễ cây rẻ quạt.
- 2g cam thảo.
- 2 lá mạch môn.
- 1 củ sâm đại hành.
Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu trên, thái nhỏ, sắc cùng khoảng 800ml nước trong khoảng 15 phút.
Cách dùng: Chia lượng thuốc vừa sắc làm 2 phần bằng nhau, uống mỗi lần 1 phần sau ăn no 30 phút, dùng liên tục ít nhất trong 5 ngày.
Lá húng chanh
Lá húng chanh có tác dụng giảm ho, long đờm, khản tiếng, viêm họng rất tốt, đặc biệt là trẻ nhỏ bởi nó có chứa các hợp chất phenolic. Bài thuốc dân gian chữa viêm họng tại nhà bằng lá húng chanh và mật ong như sau:
Chuẩn bị: 5 lá húng chanh, 2 thìa mật ong.
Cách làm: Rửa sạch lá húng chanh, dùng nồi hấp cách thủy trong vòng 5- 10 phút sau đó dùng được luôn.
Cách dùng: Uống siro khi còn ấm trong vòng 2 ngày, một ngày có thể uống nhiều lần.
Hành tây
Hành tây đã được nghiên cứu có chứa thành phần quercetin có khả năng chống lại những tác nhân gây kích ứng niêm mạc, giảm sưng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Cách chữa viêm họng dân gian bằng hành tây như sau:
- Chuẩn bị: 1 củ hành tây, khoảng 20ml mật ong
- Cách làm: Hành tây gọt vỏ, thái thành lát mỏng, cho vào một bát nhỏ, phủ một lớp mật ong lên trên hành. Chú ý nên bảo quản hỗn hợp trong tủ lạnh.
- Cách dùng: Mỗi sáng ăn một lát hành tây, mật ong để giảm triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi hiệu quả.
Muối hạt
Nước muối có tính sát khuẩn, trung hòa được độ pH trong niêm mạc họng, tránh tình trạng viêm nhiễm nặng lên. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng muối hạt để điều trị viêm họng mạn tính.
Nên súc miệng và họng với nước muối hoặc ngậm 1- 2 hạt muối vào họng mỗi sáng để giảm ngứa, giảm ho, long đờm hiệu quả.
Củ cải trắng
Củ cải trắng có chứa nhiều loại enzym có tính sát khuẩn tốt nên có thể điều trị triệu chứng sốt, ho của bệnh viêm họng mạn. Cách kết hợp củ cải trắng và gừng chữa viêm họng như sau:
- Chuẩn bị: 50g gừng tươi, 50g củ cải trắng.
- Cách làm: Gừng tươi và củ cải rửa sạch, gọt vỏ sau đó giã nát với muối.
- Cách dùng: Mỗi ngày ngậm 2-3 thìa, duy trì trong vòng 15-20 ngày để giảm ngứa họng, ho, rát họng.
Rau diếp cá
Rau diếp cá có tác dụng điều trị những bệnh lý về đường hô hấp, tiêu trừ độc tố, thanh lọc cơ thể rất tốt. Ngoài ra, rau diếp cá còn có chứa kháng sinh tự nhiên, giúp diệt được liên cầu khuẩn nhóm A (là tác nhân gây viêm họng phổ biến). Dưới đây là những cách phổ biến dùng rau diếp cá trị viêm họng:
Chuẩn bị: Rau diếp cá một bó nhỏ, 3 thìa cà phê mật ong.
Cách làm: Rửa sạch rau diếp cá sau đó ngâm với nước muối pha loãng 5 phút, vớt ra, để ráo nước, thái nhỏ. Sau đó cho rau vào máy xay nhuyễn cùng với một ít nước đun sôi để nguội. Vắt lấy nước cốt, thêm mật ong và khuấy đều lên.
Cách dùng: Chia phần nước sốt trên làm 3 phần, uống hết trong ngày, duy trì trong vòng 5- 7 ngày để đạt được hiệu quả.
Những điều cần lưu ý khi chữa viêm họng dân gian bạn cần biết
Những biện pháp dân gian đều khá an toàn, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề:
- Cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để có hiệu quả.
- Chỉ áp dụng với những bệnh có khả năng thuyên giảm khi điều trị tại nhà.
- Tùy từng đối tượng mà thời gian điều trị có thể khác nhau.
- Nếu sau một thời gian không thấy triệu chứng giảm, người bệnh cần đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp hơn.
Trên đây là những cách chữa viêm họng dân gian cực kỳ hiệu quả, dễ thực hiện và an toàn vì những nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên. Chúng tôi mong rằng bạn có thể áp dụng những cách trên để điều trị viêm họng mạn tính hiệu quả tại nhà. Nếu còn câu hỏi, xin vui lòng liên hệ với nhãn hàng Siro Vihodan qua hotline 1800.1286 để được giải đáp, tư vấn.