Bé bị khản tiếng và những thông tin đầy đủ nhất cha mẹ nên biết 

Bé bị khản tiếng

Bé bị khản tiếng chắc chắn không phải là vấn đề quá xa lạ đối với cha mẹ. Tuy nhiên hẳn là ai cũng rất lo lắng và đau đầu vì không biết rõ được nguyên nhân và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân, giai đoạn khi bé bị khản tiếng và cách đề phòng. 

Nguyên nhân gây bé bị khản tiếng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé bị khản tiếng, việc tìm hiểu rõ về vấn đề này giúp cho bố mẹ trang bị thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho bé tốt hơn. Một số nguyên nhân phổ biến gây tình trạng trẻ bị khản tiếng như:

Trẻ sơ sinh khóc nhiều bị khản tiếng 

Khi trẻ sơ sinh khóc nhiều bị khản tiếng là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Bản tính của trẻ là ham chơi, hiếu động, có những tác động bên ngoài làm trẻ đùa nghịch, la hét hay khóc nhiều rất dễ khiến bé bị khàn tiếng. 

Trể sơ sinh khóc nhiều gây khản tiếng
Trẻ sơ sinh quấy khóc gây khản tiếng

Do lúc này, dây thanh quản của bé phải làm việc có nhiều dẫn đến căng lên, như vậy làm viêm dây thanh quản hoặc nặng hơn là dây thanh quản bị chảy máu. Vì thế, hãy hạn chế tối đa việc để con khóc, la hét nhiều bằng việc bố mẹ hãy vỗ về, dỗ dành và chơi với trẻ nhiều hơn nhé. 

Viêm thanh quản

Khi trẻ sơ sinh bị ho trong thời gian dài hay la hét quá nhiều khiến cho dây thanh quản bị phồng lên, làm việc quá sức gây nên tình trạng bị chảy máu thanh quản, viêm thanh quản. Hiện tượng này không chỉ gặp ở trẻ sơ sinh mà những trẻ lớn hơn cũng có thể mắc phải. 

Trẻ có vấn đề về đường hô hấp

Nhiều trẻ bị sốt, cúm, nhiễm lạnh có những triệu chứng như ho, sổ mũi, khàn tiếng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất và xảy ra rất thường xuyên.

Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Đây là vấn đề hay gặp phải ở trẻ sơ sinh, khi bị tràn dịch dạ dày hay trào ngược, nôn, trớ. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng không ít đến dây thanh quản, có thể làm trẻ bị viêm phổi, viêm họng, khản tiếng. 

Hít khói thuốc thụ động 

Phổi của trẻ nhỏ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước các tác nhân gây hại. Tình trạng khản giọng do trẻ vô tình hít phải khói thuốc lá thường đi kèm với triệu chứng như ho, khó thở thậm chí viêm phổi cấp. 

Trẻ hít thuốc lá thụ động rất dễ bị khản tiếng
Hít khói thuốc lá thụ động gây khản tiếng ở trẻ nhỏ

Tiếp xúc dị ứng

Những chất hay gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa, thực phẩm, hóa chất khiến có thể giải phóng hoạt chất histamin vào hệ hô hấp. Đây là yến tố rất dễ gây ra tình trạng khàn giọng. 

Các bệnh truyền nhiễm

Một số bệnh truyền nhiễm như sốt phát ban, chân tay miệng, sởi cũng khiến bé bị khản tiếng. 

Những giai đoạn thay đổi dây thanh khi bé bị khản tiếng  

Đối với bé bị khản tiếng, khi khám bên ngoài sẽ không có biểu hiện gì bất thường. Khi soi thanh quản sẽ thấy biến đổi ở dây thanh theo từng giai đoạn. 

Giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu chỉ là những rối loạn cơ năng, thanh quản hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi trẻ phát âm thì thanh thiệt và sụn phễu siết lại, thanh môn co thắt mạnh.

Giai đoạn sau

Khi trẻ bị khản tiếng mạn tính, sau một năm xuất hiện những thay đổi do hậu quả của việc bị kích thích quá nhiều. Dây thanh nề hình thoi, khi phát âm chỉ đoạn giữa dây thanh đóng kín, đoạn sau hở, có thể hình thành hạt xơ, dải xơ ở dây thanh. Ở giai đoạn này giọng bị khàn nặng, siết, đổi giọng, phát âm quá lớn khi nói. 

Giai đoạn viêm thanh quản teo 

Viêm thanh quản teo là di chứng của viêm thanh quản loét trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Ở giai đoạn này, một hay hai dây thanh quản bị teo nhỏ lại, chỉ quan sát được băng thanh thất, 

Bé bị khản tiếng có nguy hiểm không?

Bình thường, trẻ bị khản tiếng có thể cải thiện được trong một vài ngày. Tuy nhiên, nếu bé bị khản tiếng lâu ngày có thể do sức đề kháng của dây thanh âm bị suy giảm. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể khiến bé bị mất tiếng hoặc mắc nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 

Trẻ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như teo dây thanh âm, giọng nói biến đổi vĩnh viễn hoặc nói nhiều hay bị hụt hơi. Điều này khiến trẻ không thể nói chuyện như bình thường, gây mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Thậm chí nhiều trẻ còn có dấu hiệu xa lánh mọi người và trầm cảm.

Trường hợp trẻ bị khản tiếng lâu ngày không được điều trị có thể dẫn tới các tình trạng nguy hiểm như thiếu oxy lên não, khó thở. Đặc biệt, có thể gặp phải hiện tượng ngừng thở khi ngủ, đe dọa nguy hiểm đến tính mạng. 

Nên làm gì khi bé bị khản tiếng? 

Trừ trường hợp trẻ khóc nhiều hay la hét bị khản tiếng, những trường hợp còn lại đều cần phải nhanh chóng có những biện pháp nhằm cải thiện triệu chứng. Nếu như cha mẹ lơ là, chủ quan với tình trạng bé bị khản tiếng có thể khiến bệnh thêm nghiêm trọng. 

Nếu nhận thấy trẻ khản tiếng, không chịu ăn uống, giọng thay đổi bất thường, thở khò khè cha mẹ nên thực hiện theo hướng dẫn sau: 

  • Chủ động đưa trẻ đi đến bệnh viện để thăm khám. 
  • Điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên tự ý sử dụng những loại thuốc hoặc những bài thuốc dân gian không đúng khoa học khiến cho bệnh chuyển biến xấu đi. 
  • Chăm sóc bé bị khản tiếng tại nhà như cho trẻ bú mẹ nhiều, thường xuyên vệ sinh miệng cho bé, vệ sinh không gian sống và sử dụng máy lọc không khí trong nhà. 

Cách phòng ngừa khản tiếng ở trẻ nhỏ

Khản tiếng rất dễ để dự phòng, cha mẹ có thể phòng ngừa cho trẻ như sau: 

  • Chủ động tăng sức đề kháng cho trẻ, nhất là vào thời điểm giao mùa. 
  • Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, xuân thời tiết trở lạnh
  • Hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, chất động hại và người mắc bệnh lý đường hô hấp. 
  • Với những trẻ đã lớn khi nhận thức được, mẹ khuyên trẻ không nên la hét. Còn trẻ nhỏ hơn thì hạn chế trẻ khóc. 
  • Đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ để có sức khỏe tốt giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. 
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với động vật có nhiều lông như chó mè.
  • Vệ sinh môi trường xung quanh cho trẻ và giữ gìn đồ chơi sạch sẽ. 
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên.
  • Nếu trẻ có biểu hiện bệnh lý đường hô hấp, mẹ nên đưa trẻ đi khám để điều trị dứt điểm.
La hét gây khản tiếng ở trẻ
La hét quá nhiều sẽ dẫn đến khản tiếng ở trẻ

Hi vọng rằng qua bài viết này, cha mẹ sẽ có được những kiến thức cơ bản về việc bé bị khản tiếng. Nếu như thấy trẻ bị khản tiếng và diễn biến ngày càng nặng hơn, hãy đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Cha mẹ còn thắc mắc thêm vấn đề gì về bé bị khản tiếng, vui lòng liên hệ với nhãn hàng Siro Vihodan qua hotline 1800.1286 để được giải đáp và tư vấn nhanh nhất.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

1900 3199
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay