Giải đáp thắc mắc: Bị ho kiêng ăn gì?

Ho là tình trạng phổ biến khi giao mùa, trời lạnh, nhất là trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống người bệnh. Vậy bị ho kiêng ăn gì cho nhanh khỏi? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

10 nhóm thực phẩm người bị ho không nên ăn

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị ho. Do đó, khi lựa chọn và chế biến thực phẩm cho người bệnh, bạn cần lưu ý:

  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng: Điều này giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh.
  • Không ăn các thức ăn, gia vị kích ứng họng: Để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, vì khi họng bị kích ứng sẽ gây ho nhiều hơn.

Cụ thể, người bị ho cần kiêng: Các thực phẩm cay, nóng, đồ lạnh, thức ăn nhiều dầu mỡ,…

Chế độ ăn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị ho
Chế độ ăn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị ho

Thức ăn cay, nóng

Ăn cay, nóng sẽ khiến niêm mạc họng bị tổn thương và đau rát. Do đó, tình trạng ho sẽ ngày càng nghiêm trọng và kéo dài hơn. Các món ăn cay, nóng thường được chế biến hoặc ăn cùng các gia vị như ớt, gừng, tiêu, mù tạt,… 

Đồ lạnh

Người bệnh không nên ăn đồ lạnh vì đây là một trong những nguyên nhân kích ứng họng gây ho. Hơn nữa, ăn uống đồ lạnh còn có thể ảnh hưởng đến phổi. Do đó, khi bị ho không nên ăn kem, uống nước lạnh,… Các món ăn được bảo quản trong tủ lạnh thì cần hâm nóng hoặc đợi hết lạnh rồi mới ăn.

Ăn đồ lạnh khiến họng bị kích ứng gây ho
Ăn đồ lạnh khiến họng bị kích ứng gây ho

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Bị ho thường xuất phát từ viêm họng, cảm cúm,… lúc này sức đề kháng của cơ thể đang yếu. Do đó, ăn nhiều thức ăn dầu mỡ gây khó tiêu làm tăng nguy cơ có hại cho dạ dày. Ngoài ra, đồ ăn dầu mỡ làm tăng đờm nhầy gây ho. Vì thế, người bệnh không nên chế biến chiên, xào,… mà nên hấp, luộc để không chứa nhiều dầu mỡ. 

Thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt

Ăn quá mặn hoặc quá ngọt khiến cơ thể nóng trong, từ đó khiến tình trạng ho dai dẳng hơn. 

Thức ăn khô, cứng

Thức ăn khô, cứng, ráp có thể khiến niêm mạc họng bị tổn thương do bị trầy xước khi nuốt. Nhiều trường hợp bị ho sau khi ăn những thức ăn này do kích ứng, cảm thấy ngứa và vướng họng. Các thức ăn khô, cứng thường là bánh quy, các món nướng, chiên xù,…

Thức ăn khô, cứng có thể gây tổn thương niêm mạc họng
Thức ăn khô, cứng có thể gây tổn thương niêm mạc họng

Đồ ăn sẵn

Các thức ăn được chế biến sẵn như: Bánh mì, khoai tây chiên, gà rán,… đều không đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhóm đồ ăn này thường chứa nhiều chất béo, dầu mỡ hoặc cứng, ráp gây tổn thương niêm mạc họng.

Thực phẩm có mùi tanh

Các thực phẩm có mùi tanh như tôm, cua, cá,… được khuyên là không nên dùng khi bị ho. Vì trong thành phần có chứa protein gây dị ứng. Mà dị ứng là một trong những nguyên nhân gây ho. Hơn nữa, một số người không chịu được mùi tanh cũng bị buồn nôn và gây ho.

Rau củ chứa nhiều chất nhầy

Rau đay, mồng tơi, khoai sọ,… là những loại rau củ chứa nhiều chất nhầy. Người bị ho ăn vào sẽ làm tăng dịch nhầy, kích thích cổ họng gây ho.

Người bị ho không nên ăn rau củ chứa nhiều chất nhầy do làm tăng đờm và kích ứng họng
Người bị ho không nên ăn rau củ chứa nhiều chất nhầy do làm tăng đờm và kích ứng họng

Một số loại hoa quả

Quýt, dừa là những thực phẩm có tính hàn (lạnh) nên không phù hợp để người bị ho ăn nhiều. Mặc dù vỏ quýt được dùng để chữa ho nhưng phần thịt quả lại có chứa cellulite làm tăng đờm. Do đó, tình trạng ho bị kéo dài hơn. 

Một số loại đồ uống

Một số loại đồ uống khi bị ho không nên dùng như: Sữa, cà phê, bia rượu.

  • Sữa: Khi uống sữa sẽ kích thích tạo chất nhầy làm tăng lượng đờm. Tình trạng này kéo dài, khiến bệnh dai dẳng và sức đề kháng đang yếu sẽ rất dễ viêm nhiễm. Do đó, người bị ho không nên uống sữa để nhanh chóng cải thiện bệnh.
  • Nước uống có gas, rượu, bia, cà phê: Đây là những đồ uống khiến bạn càng khô họng và đau rát họng nhiều hơn. Do đó, hãy uống nước lọc ấm để làm dịu cổ họng khi bị ho.

Một số lưu ý khác cho người bị ho

Để hỗ trợ điều trị ho, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Nên cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng. Nên chế biến các món ăn mềm, dễ tiêu hóa.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên: Kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện là cách để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nên chọn những bài tập phù hợp và tập ít nhất 5 ngày/tuần, tối thiểu là 30 phút/ngày.
  • Vệ sinh răng miệng: Súc miệng nước muối và đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
  • Không ăn quá no, không nằm ngay sau ăn: Do thói quen này có thể khiến bạn bị trào ngược dạ dày và dẫn đến ho.
  • Bỏ các thói quen xấu: Bỏ các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia,…
  • Giữ ấm cho cơ thể.
Các lưu ý khác cho người bị ho để cải thiện bệnh tốt hơn
Các lưu ý khác cho người bị ho để cải thiện bệnh tốt hơn

Qua bài viết này, nhãn hàng Vihodan mong rằng đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần thêm thông tin, liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 1800.1286 để được hỗ trợ.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

1900 3199
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay