Viêm họng hạt: Tổng hợp những điều cần biết về bệnh

Viêm họng hạt là bệnh lý đường hô hấp thường gặp. Tình trạng này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khiến sức khỏe người bệnh giảm sút.  Vậy viêm họng hạt là gì? Làm sao để điều trị và phòng ngừa hiệu quả? Bài viết sau sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần biết về bệnh.

Viêm họng hạt là gì?

Viêm họng hạt là tình trạng xảy ra sau khi niêm mạc họng bị viêm kéo dài. Điều này dẫn đến các mô lympho trong họng sưng to, tạo thành các hạt màu đỏ hoặc hồng. Người mắc viêm họng hạt có thể mắc kèm với các bệnh lý hô hấp khác như: Viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản,…

Dựa vào tính chất và diễn biến của bệnh, có thể chia viêm họng hạt thành 2 thể:

  • Thể cấp tính: Thể này thường gặp ở người mới bắt đầu mắc viêm họng hạt, các triệu chứng nghiêm trọng chưa nhiều. Đây là giai đoạn mà người bệnh thường chủ quan hoặc tự ý dùng thuốc. Điều này khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng, khó điều trị hơn và dễ gặp các biến chứng.
  • Thể mãn tính: Giai đoạn cấp tính không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến bệnh kéo dài. Sau khoảng 3 tuần sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, bệnh rất khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát lại, nhất là khi giao mùa hoặc thời tiết lạnh.
Viêm họng hạt được chia thành 2 thể là cấp tính và mãn tính
Viêm họng hạt được chia thành 2 thể là cấp tính và mãn tính

Điểm mặt 3 nguyên nhân chính và 5 yếu tố nguy cơ gây viêm họng hạt

Các mô lympho ở thành sau họng có vai trò bảo vệ đường hô hấp nhờ vào chức năng tiêu diệt virus, vi khuẩn. Trong trường hợp viêm họng kéo dài, lympho phải tăng cường hoạt động và tăng sản tạo ra các hạt. 

3 nguyên nhân chính gây bệnh

Dưới đây là 3 nguyên nhân chính gây bệnh:

  • Tình trạng viêm họng không được điều trị dứt điểm. 
  • Mắc một số bệnh lý như viêm xoang, polyp mũi: Dịch mũi nhầy, mủ do các bệnh lý này gây ra sẽ chảy xuống cổ họng. Khi đó, kích thích phản ứng của các mô lympho làm xuất hiện các hạt có màu hồng hoặc đỏ.
  • Lệch vách ngăn: Lệch vách ngăn mũi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm xoang, viêm amidan và viêm họng. Đồng thời, tình trạng này khiến ứ đọng dịch trong mô xoang và cuống họng. Từ đó, tạo điều kiện bùng phát các bệnh hô hấp mãn  Vách ngăn mũi bị lệch khiến quá trình hô hấp bị gián đoạn, ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ ứ đọng dịch trong các mô xoang, cuống họng. Đây chính là yếu tố trực tiếp làm bùng phát các bệnh hô hấp mãn tính, bao gồm cả viêm họng hạt.

5 yếu tố nguy cơ gây viêm họng hạt

5 yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh gồm:

  • Người có thói quen xấu như: Thở bằng miệng, vệ sinh răng miệng kém, uống rượu bia, hút thuốc lá…
  • Môi trường sống ô nhiễm.
  • Người có cơ địa nhạy cảm.
  • Người mắc bệnh lý: Trào ngược dạ dày – thực quản, các bệnh lý hô hấp. 
  • Người có hệ miễn dịch kém.

5 yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc viêm họng hạt
5 yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc viêm họng hạt

Các triệu chứng thường gặp của viêm họng hạt

Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng điển hình sau:

  • Quan sát trong họng thấy các hạt màu đỏ hoặc hồng
  • Khô họng, ngứa rát cổ họng và cảm thấy vướng họng, đặc biệt là khi vừa ngủ dậy buổi sáng.
  • Người bệnh thường phải đằng hắng và cố gắng khạc đờm.
  • Đờm có màu trắng đục, đặc quánh.
  • Cảm giác vướng, nghẹn cổ họng khi nuốt.
  • Ho thường xảy ra về đêm và ho tăng khi trời lạnh.
  • Khản tiếng, nhất là sau khi nói nhiều hoặc hút thuốc lá, uống rượu bia.
  • Người bệnh còn có thể bị sốt, mệt mỏi, chán ăn.

Các biến chứng do bệnh gây ra

Bên cạnh những triệu chứng khiến người bệnh khó chịu, viêm họng hạt còn có thể dẫn đến các biến chứng sau:

  • Viêm amidan, vùng thành họng bị sưng tấy, áp xe.
  • Mắc các bệnh lý hô hấp khác như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi,…
  • Nếu kéo dài tình trạng này có thể dẫn đến viêm các cơ quan xa như viêm khớp, viêm cầu thận,…
  • Viêm họng hạt mãn tính có thể dẫn đến ung thư vòm họng.
Viêm họng hạt có thể gây ra nhiều biến chứng
Viêm họng hạt có thể gây ra nhiều biến chứng

Điều trị viêm họng hạt như thế nào?

Các biện pháp điều trị viêm họng hạt tùy thuộc vào từng trường hợp của người bệnh, bao gồm: Dùng thuốc, đốt viêm họng hạt, sử dụng các thảo dược để hỗ trợ điều trị và kết hợp với các biện pháp khác.

Dùng thuốc Tây trong điều trị

Các nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị gồm:

  • Thuốc kháng sinh chỉ dùng khi nguyên nhân là do vi khuẩn.
  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc ho.
  • Thuốc long đờm.
  • Thuốc chống phù nề.

Đốt viêm họng hạt

Trường hợp bệnh tiến triển nặng, dùng thuốc nhưng không thuyên giảm, có thể người bệnh sẽ được chỉ định đốt viêm họng hạt. Vì tuy không quá nguy hiểm nhưng nang lympho tăng sản khiến cổ họng khó chịu, gây buồn nôn. Ngoài ra, lympho phát triển còn tạo thành đám phù nề, khiến người bệnh luôn thấy vướng họng.

Đốt viêm họng hạt được thực hiện bằng nitơ lỏng, laser hoặc đốt điện. Đây là phương pháp loại bỏ hoàn toàn các hạt từ đó giảm cảm giác vướng họng và khó chịu do bệnh gây ra.

Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái phát nếu nang lympho bị kích thích và tăng sản. Vì giải pháp này không điều trị căn nguyên gây bệnh. Một số trường hợp, sau khi đốt có thể để lại sẹo ở niêm mạc họng.

6 cách đơn giản hỗ trợ điều trị theo kinh nghiệm dân gian

Người bệnh có thể áp dụng các cách đơn giản từ thảo dược theo kinh nghiệm dân gian như sau:

Nước muối sinh lý

Người bệnh nên súc miệng họng với nước muối sinh ấm lý 2 – 3 lần/ngày giúp dịu cổ họng. Bên cạnh đó, súc miệng họng còn loại bỏ tác nhân gây bệnh.

Tỏi

Allicin có trong tỏi giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus và nấm mốc. Ngoài ra tỏi còn giúp làm giảm sưng viêm và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Cách làm: Ngậm 1 – 2 tép tỏi đã thái lát, cho đến khi hết mùi vị 3 – 4 lần/ngày. Người bệnh nên thực hiện trong khoảng 3 – 5 ngày liên tục. Hoặc có thể ăn trực tiếp 4 – 5 tép tỏi đã nướng chín mỗi ngày trong vài ngày.

Gừng

Gừng có công dụng giúp làm ấm cổ họng, giảm triệu chứng ho, đau rát. Người bệnh có thể nhai trực tiếp gừng hoặc uống trà gừng.

Quýt

Các triệu chứng như viêm, ho, đau rát họng, có đờm,… sẽ được cải thiện nhờ công dụng của vỏ quýt. Ngoài ra, vỏ quýt còn có tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn.

Cách làm: Cắt vỏ của 2 quả quýt thành miếng, thêm 3 thìa cà phê mật ong, sau đó đem chưng cách thủy (10 phút) là được. Người bệnh nên uống cả nước và ăn cả vỏ quýt.

Hành tây

Hành tây không những giúp giảm sưng viêm, ho mà còn có tác dụng ức chế một số vi khuẩn có hại phổ biến. Từ đó, nguy cơ bội nhiễm được hạn chế.

Cách làm: Dùng nửa củ hành tây cắt 4 rồi thêm đường phèn, sau đó hấp cách thủy 15 phút. Chắt lấy nước uống 2 – 3 lần/ngày, dùng khi còn ấm và liên tục trong vài ngày.

Trà mật ong và chanh

Uống trà mật ong và chanh hàng ngày sẽ hỗ trợ người bệnh giảm viêm, kháng khuẩn.

Cách làm: Pha 3 thìa cà phê mật ong, nước cốt của nửa quả chanh tươi trong 200ml nước ấm.

Trà mật ong và chanh giúp giảm viêm, kháng khuẩn
Trà mật ong và chanh giúp giảm viêm, kháng khuẩn

Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị, người bệnh có thể dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ bổ phế, giảm viêm họng, ho,… Bên cạnh đó, muốn điều trị hay phòng ngừa bệnh, người bệnh cần chú ý: Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày, giữ ấm cơ thể, không uống rượu bia, không hút thuốc lá,…

Qua bài viết, nhãn hàng Vihodan hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc về bệnh viêm họng hạt. Nếu cần thêm thông tin, liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 1800.1286 để được hỗ trợ.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

1900 3199
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay