Ho có đờm kéo dài là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm. Vậy bạn đã biết nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như phương pháp điều trị hiệu quả? Đọc ngay bài viết những thông tin hữu ích trong bài viết sau.
Ho có đờm đặc kéo dài là gì?
Ho có đờm kéo dài xuất phát từ nhiều nguyên nhân liên quan đến tình trạng viêm và nhiễm trùng đường hô hấp. Ho có đờm được hiểu là hiện tượng ho đi kèm với các chất dịch được tiết ra từ dịch hô hấp thường biết đến với tên gọi là đờm.
Nguyên nhân gây ho có đờm phổ biến:
- Tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng: Khói bụi, lông thú, phấn hoa, nước hoa, khói thuốc lá, thực phẩm (trứng, sữa, hải sản…) kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đây có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới gây ngứa vùng cổ họng, khí quản kích thích phản xạ ho. Đồng thời có thể khiến phế quản phù nề, tăng dịch nhầy gây đờm.
- Sự xâm nhập của vi khuẩn, virus: Một số virus như ho gà, virus sởi, virus thủy đậu, virus cúm,… tấn công và xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp. Từ đó, làm tăng tiết dịch, đờm lúc này chứa dịch tiết đường hô hấp, xác vi khuẩn, virus.
- Thói quen hút thuốc lá: Có tới 40% người bệnh ho có đờm kéo dài xuất phát từ thói quen hút thuốc lá.
Tình trạng ho có đờm đặc kéo dài trên 3 tuần thì có thể xác định là tình trạng mãn tính và cần thăm khám bác sĩ. Tình trạng ho có đờm đặc thường diễn ra nhiều vào ban đêm vì khi ngủ dịch nhầy (đờm) sẽ tập trung nhiều ở vùng họng và sau cổ.
Ho có đờm đặc kéo dài có nguy hiểm không?
Như đã đề cập ở trên, nếu tình trạng ho có đờm đặc kéo dài trên 3 tuần và đi kèm với một số triệu chứng bất thường dưới đây, người bệnh cần đặc biệt lưu ý:
- Cảm giác đau tức vùng ngực khi ho.
- Thở nhanh, thở gấp, khó thở.
- Ho ra đờm đặc, đờm có màu vàng, xanh, trắng đục.
- Ho nhiều vào ban đêm, tiếng ho nặng, đờm nhiều.
- Sốt cao đột ngột, cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
- Khi khạc đờm xuất hiện mủ và tia máu.
- Đau nhức cổ họng, sụt cân nhanh, mất ngủ, chán ăn.
Ho có đờm đặc kéo dài thật sự nguy hiểm nếu đó là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến hô hấp. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe và có phương án điều trị kịp thời, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.
Cảnh báo những bệnh lý liên quan
Ho có đờm có thể là biểu hiện cảnh bảo nhiều bệnh lý nguy hiểm:
- Bệnh lao phổi: Ho có đờm trong nhiều ngày là biểu hiện của bệnh nhân mắc bệnh lao phổi. Tùy theo tình trạng bệnh, đờm có thể xuất hiện tia máu, hoặc mủ có mùi hôi. Đặc biệt lao phổi đi kèm với các triệu chứng tức ngực, hô hấp khó khăn.
- Bệnh viêm phổi: Viêm phổi sẽ khiến người bệnh ho nhiều và không kiểm soát. Kèm theo đó là cảm giác tức ngực, khó thở. Đờm được đưa ra ngoài có màu vàng đậm hoặc vàng nhạt.
- Viêm phế quản: Viêm phế quản giai đoạn đầu biểu hiện sẽ là những cơn ho khan. Theo thời gian, ho khan chuyển thành ho có đờm. Đờm do viêm phế quản thường nhớt, có màu trắng đục hoặc màu vàng, màu xanh.
- Do cảm cúm: Cảm cúm cũng có thể là nguyên nhân phổ biến dẫn đến các cơn ho có đờm đặc. Hầu hết các bệnh nhân đều sẽ có biểu hiện ho gió, ho khan trước khi xuất hiện ho có đờm.
- Do tác động của môi trường sống: Ô nhiễm môi trường, không khí nhiều bụi bẩn, khói bụi, khói thuốc là, ô nhiễm nước sinh hoạt… là tác nhân có thể gây ra ho có đờm đặc.
Các biện pháp điều trị ho có đờm đặc kéo dài
Sử dụng thuốc tây
Terpin hydrat, Natri benzoat, Acetylcystein, Bromhexin,… là các loại thuốc tây phổ biến được biết đến với công dụng trị ho có đờm hiệu quả. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ được sử dụng cho người lớn, hạn chế sử dụng với trẻ nhỏ và đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú.
Hút dịch đờm
Hút dịch đờm thường được sử dụng với đối tượng là trẻ em. Phương pháp này có công dụng loại bỏ đờm và chất nhầy chứa trong các khoang đường thở. Từ đó, tạo sự thông thoáng cho đường hô hấp và loại bỏ dịch đờm một cách nhanh chóng.
Đồng thời phương pháp này phòng tránh và giảm thiểu thấp nhất khả năng gây nhiễm khuẩn do sự tích tụ, ứ đọng đờm dãi. Phương pháp này rất linh hoạt nên người bệnh có thể cân nhắc nếu được bác sĩ tư vấn áp dụng.
Bài thuốc dân gian
Ho có đờm đặc kéo dài hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp đơn giản như.
- Nước muối: Nước muối có tác dụng diệt trừ các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Đồng thời tiêu đờm, giảm nhanh cảm giác ngứa rát cổ họng do ho nhiều và đờm tích tụ.
- Nước ép củ cải: Trong Đông y, củ cải có tính bình bị cay ngọt nên có công dụng tiêu đờm hiệu quả.
- Rau diếp cá: Đây là bài thuốc ít phổ biến hơn nhưng công dụng trị ho có đờm của nó là không thể phủ nhận. Theo Đông y, rau diếp cá là loại thảo dược có tính mát, thải độc, tiêu đờm nhanh chóng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
- Quất: Quất là một trong những nguyên liệu được dùng phổ biến nhất trong các bài thuốc trị ho nói chung và trị ho có đờm đặc nói riêng.
- Chanh: Tương tự như quất, chanh thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian điều trị chứng ho có đờm và các dịch nhầy.
- Gừng: Gừng là một dược liệu quý có công dụng trong việc chống lại viêm họng và nhiễm trùng. Đặc biệt, gừng là một vị thuốc tiêu đờm phổ biến, kháng khuẩn, kháng virus hiệu quả.
Với những mẹo trị ho khan tại nhà đơn giản được nhãn hàng Siro Vihodan chia sẻ trong bài viết hy vọng giúp bạn đọc có thêm sự lựa chọn khi điều trị bệnh. Thông tin bài viết mang tính tham khảo, để được tư vấn trực tiếp, quý khách vui lòng bấm số 1800.1286 để được tư vấn.
Pingback: Thuốc trị ho có đờm! Biết sớm khỏi bệnh sớm - Vihodan