Thuốc trị ho có đờm! Biết sớm khỏi bệnh sớm

Thuốc trị ho có đờm

Ho có đờm là tình trạng ho kèm với việc khạc ra chất nhầy hay còn gọi là đờm khiến người bệnh khó thở, mệt mỏi. Các loại thuốc trị ho có đờm thường được tìm kiếm và sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, sử dụng sao cho đúng bệnh, an toàn thì không phải ai cũng biết! Vì vậy, đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Ho có đờm và nguyên nhân gây bệnh

Ho có đờm được hiểu là hiện tượng ho kèm các dịch nhầy tiết ra từ đường hô hấp, gọi là đờm. Một số nguyên nhân phổ biến gây ho có đờm như:

  • Do virus: Là nguyên nhân khá phổ biến và thường trở thành dịch. Virus xâm nhập vào cơ thể gây ho và hình thành các chất nhầy nơi cổ họng, gây nên ho có đờm.
  • Do môi trường chứa các tác nhân gây dị ứng: Khói bụi, nấm mốc, lông động vật, phấn hoa, các thực phẩm gây dị ứng gây ho kéo dài dẫn tới xuất hiện đờm.
  • Lao phổi: Người mắc bệnh thường ho ra đờm có màu trắng đục, đôi khi lẫn tia máu. Đặc biệt, đờm sẽ có mùi hôi khó chịu.
  • Viêm phổi: Viêm phổi có tần suất ho cao hơn lao phổi, đờm đặc và nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đờm do viêm phổi sẽ có màu vàng nhạt hoặc vàng. 
  • Viêm phế quản: Ho có đờm là triệu chứng điển hình của viêm phế quản khi bệnh phát triển đến giai đoạn cuối. Đờm của bệnh đậm đặc có màu trắng hoặc xanh rất đặc trưng.
  • Giãn phế quản: Viêm phế quản không được điều trị sẽ dẫn đến giãn phế quản. Đờm có màu trắng đục, đóng thành tảng.
  • Tác động của viêm đường thở: Đường thở bị viêm nhiễm dẫn đến tổn thương phổi và niêm mạc họng. Từ đó gây suy giảm hệ thống miễn dịch và hình thành nên các cơn ho có đờm.
Ô nhiễm môi trường có thể là nguyên nhân gây ho có đờm
Môi trường ô nhiễm có thể gây ho có đờm

Dựa trên các triệu chứng bệnh, thời gian bệnh khởi phát và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh để đứa ra hướng điều trị phù hợp.

Thuốc Tây y có tác dụng loãng đờm

Thuốc loãng đờm, thuốc tiêu chất nhầy được hiểu là các loại thuốc có tác dụng làm long cả dịch tiết ra từ niêm mạc khí quản và phế quản. Công dụng này dựa trên cơ chế làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, từ đó khiến dịch nhầy giảm độ nhớt và độ đặc quánh, dễ dàng loại bỏ ra khỏi đường hô hấp bằng biện pháp ho. 

Các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị ho có đờm thường tác dụng theo 2 cơ chế sau: 

  • Nhóm thuốc long đờm có tác dụng lên đường hô hấp (thuốc loãng đờm): Với cơ chế làm tăng tiết dịch trên đường hô hấp, tăng thể tích và giảm độ nhớt của các chất tiết. Nhóm đem lại tác dụng giảm đờm hiệu quả. Đồng thời, làm tăng hoạt động của hệ thống lông mao tạo điều kiện cho việc đẩy nhanh các chất nhầy ra khỏi đường hô hấp. Một số hoạt chất phổ biến trong nhóm này như: Guaifenesin, ipecacuanha, terpin hydrate, natri benzoat, …
  • Nhóm thuốc long đờm có tác dụng trực tiếp lên đờm (thuốc tiêu đờm): Thông qua cơ chế bẻ gãy các cấu trúc hóa học liên kết trong đờm (cầu nối disulphur, cầu nối oligosaccharides), nhóm thuốc này làm thay đổi cấu trúc đờm. Tuy nhiên không làm tăng thể tích hay khối lượng đờm, chỉ giảm độ nhớt và độ quách của đờm do đó đờm dễ bị tống ra ngoài khi ho khạc. Với một số hoạt chất acetylcystein, carbocysteine, ambroxol, bromhexin,…

Thuốc giảm ho có đờm nguồn gốc thảo dược

Thuốc giảm ho có đờm với nguồn gốc thảo dược đang ngày càng được ưa chuộng. Với nhiều lợi ích như lành tính, an toàn, mức giá phải chăng, không tác dụng phụ… Các thuốc trị ho có đờm nguồn gốc thảo dược đang được sử dụng để điều trị các bệnh lý mạn tính về đường hô hấp với mức độ bệnh không nặng và thường từ giai đoạn khởi phát. Một ưu điểm khác là thuốc có thể sử dụng ở phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em. 

Với người lớn các loại thuốc ho có đờm thường được điều chế dạng viên ngậm hoặc siro với các dược liệu chính như: Cát cánh, Xạ can, Hoàng cầm, Huyền sâm, Cam thảo, Mạch môn đông, Ngưu bàng, Kim ngân hoa… Đây đều là các loại dược liệu phổ biến được biết đến với công dụng trị ho có đờm hiệu quả theo Đông Y.

Với trẻ em, các loại siro trị ho có đờm với nguồn gốc thảo dược cũng nhận được phản hồi tích cực từ các bậc cha mẹ. Với thành phần là các loại dược liệu lành tính như: Mạch môn, Cát cánh, Đảng sâm, Cam thảo, Gừng, Dịch chiết quất, Mật ong, Đường phèn, Tinh dầu húng chanh… các loại siro là một lựa chọn phù hợp cho bé. Trong đó có thể kể đến Siro ho Vihodan Kids là một dòng sản phẩm được điều chế với những dược liệu tương tự và có công dụng đã được các bậc phụ huynh tin tưởng. 

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị ho có đờm

Khi sử dụng thuốc trị ho đờm, cần tuân thủ và thực hiện các lưu ý sau: 

  • Không được lạm dụng thuốc long đờm, thuốc ho cho trẻ nhỏ.
  • Các loại thuốc trị ho, thuốc tiêu đờm cho trẻ em nên dùng liều thấp nhất để hạn chế tác dụng phụ.
  • Một số loại thuốc có thể gây buồn nôn, nôn, buồn ngủ, chóng mặt và nhức đầu.
  • Cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là các loại hoa quả, rau quả nhiều vitamin.
  • Loại bỏ các thói quen sinh hoạt xấu như: Hút thuốc lá, sử dụng các loại chất kích thích, tắm muộn, ăn mặc phong phanh …

Một số trường hợp, ho có đờm có thể sẽ cần phải đến thăm khám bác sĩ nếu xuất hiện các biểu hiện sau: 

  • Ho kéo dài hơn 3 tuần và không thuyên giảm sau khi dùng thuốc.
  • Bệnh nhân sốt, khó thở, thở khò khè, đau họng và đổ mồ hôi ban đêm.
  • Ho ra máu, đau ngực.

Với những thông tin về thuốc trị ho có đờm được cung cấp. Hy vọng bạn đọc sẽ có đầy đủ thông tin để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Trong trường hợp bạn cần tư vấn thêm, đừng ngại ngùng liên hệ với nhãn hàng Siro Vihodan qua hotline 1800 1286.

One thought on “Thuốc trị ho có đờm! Biết sớm khỏi bệnh sớm

  1. Pingback: Ho có đờm: Nguyên nhân, cảnh báo và cách điều trị hiệu quả

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

1900 3199
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay