Những điều cần biết về Ho gió – Ho gió có nguy hiểm không?

Ho gió có nguy hiểm không

Ho gió là một trong những loại bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết, hoặc do sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến đường hô hấp. Ho gió thường bị nhầm với cảm cúm, dị ứng hay ho khan. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về triệu chứng ho gió này. Bài viết ngày hôm nay sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi “ho gió là gì?”

Ho gió là gì?

Ho được hiểu là phản ứng của cơ thể với công dụng bảo vệ mũi, miệng khi có các chất lạ, dịch nhầy hay các loại vật là từ môi trường xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng hoặc đường mũi.

Ho gió là một trong những loại bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết
Ho gió là một trong những loại bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết

Ho gió thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột, giao mùa từ mùa nóng sang lạnh hoặc cũng xảy ra đối với bệnh nhân đang mắc cảm cúm, hay bị dị ứng. Ho gió thường kéo dài từ 1 – 3 tuần và ho không có đờm hoặc dịch nhầy. Theo các bác sĩ và chuyên gia y tế, tình trạng này không nguy hiểm. Tuy nhiên, ho gió kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng phức tạp cho hệ hô hấp.  

Một số triệu chứng giúp nhận biết bệnh ho gió bệnh nhanh chóng như: 

  • Hiện tượng đau tức vùng ngực do ho dai dẳng nhiều ngày không khỏi.
  • Hiện tượng chóng mặt, đau đầu do ho nhiều, cơn ho liên tục.
  • Cơ thể thường xuyên mỏi mệt, thiếu năng lượng.
  • Cổ họng đau rát, ho kéo dài sẽ dẫn tới hiện tượng khản tiếng.
  • Khi ho không thấy có đờm hay chất dịch ở cổ họng.

Nếu hiện tượng ho còn kéo dài, với các triệu chứng nặng và cơ thể mệt mỏi hơn. Người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để nhận sự tư vấn của bác sĩ.

Ho gió thường kèm triệu chứng ngứa họng
Ho gió sẽ kèm theo triệu chứng ngứa cố và không có dịch đờm

Nguyên nhân dẫn đến ho gió

Như đã đề cập ở trên, thời tiết và nhiệt độ môi trường là những nguyên nhân gây ra tình trạng ho gió phổ biến. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như:

  • Sống trong môi trường có không khí ô nhiễm với khói bụi và vi khuẩn cao.  
  • Ăn phải thực phẩm gây dị ứng như các loại hải sản như tôm, cua, sò, ốc, đậu phộng, quả óc chó, trứng… Ở trẻ em, thường dị ứng với trứng, sữa… cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ho, sưng vòm họng kéo dài. 
  • Bệnh nhân có các vấn đề liên quan đến sức khỏe như cảm cúm, cảm lạnh hoặc các bệnh lý viêm phế quản, phổi, hen suyễn… Tình trạng này cũng sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập gây ra ho. 
  • Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày sẽ khiến axit từ đường ruột trào ngược lên thực quản. Điều này sẽ khiến vòm họng bị kích thích và dẫn tới ho gió. 

Đối tượng thường mắc ho gió

Thực tế, ho là bệnh gặp ở nhiều độ tuổi, giới tính khác nhau và đặc biệt nghiêm trọng ở đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ và người cao tuổi. Trường hợp này xuất phát từ nguyên nhân hệ hô hấp của trẻ, người cao tuổi không thích ứng kịp với sự thay đổi của thời tiết và nhiệt độ. Vì vậy, dẫn đến dị ứng thời tiết và gây ra biểu hiện ho.

Ho gió có nguy hiểm không?

Ho gió thường ít nguy hiểm và có thể điều trị nhanh bằng các loại thuốc ho, các bài thuốc dân gian đơn giản, hiệu quả, giá rẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng tình trạng ho kéo dài trên 3 tuần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, cụ thể là một số bệnh về đường hô hấp như: Viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, thậm chí là ung thư vòm họng. 

Cũng phải xác định rõ, đây không phải là một bệnh lý mà xảy ra do ảnh hưởng bởi môi trường, khí hậu. Do vậy khi bệnh kéo dài có thể dẫn tới một số ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Cơ thể mệt mỏi kéo dài, thiếu năng lượng
  • Đau ngực, tức ngực, đau cơ do ho nhiều
  • Đau họng, viêm họng và khàn tiếng
  • Đau đầu liên tục theo từng cơn, lâu dần có thể dẫn tới buồn nôn, chóng mặt
  • Đau cạnh sườn do những cơn ho nhiều tác động đến nhóm cơ liên sườn và thần kinh liên sườn.  

Cách phòng tránh ho gió

Vì bệnh nhân thường chủ quan nên tinh trạng ho thường kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Nên chủ động phòng tránh ho gió. Đặc biệt, với điều kiện thời tiết khí hậu tại Việt Nam, phòng ngừa ho gió cần thực hiện các biện pháp sau: 

  • Mặc ấm, giữ ấm vùng cổ, mũi, miệng và tai trong những ngày trời lạnh. 
  • Vệ sinh miệng và họng mỗi ngày bằng nước muối, xịt họng chuyên dụng.
  • Cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể
  • Kết hợp tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. 
  • Sử dụng khẩu trang khi tham gia giao thông hoặc đến các vùng ô nhiễm không khí ô nhiễm, bụi bẩn
  • Hạn chế tiếp xúc với các bệnh nhân cảm cúm hoặc ho.
  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Cách chữa trị ho gió từ đông y hiệu quả bất ngờ

Ho gió rất dễ điều trị nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hợp lý. Đông y là phương pháp được ưu tiên hàng đầu bởi sự an toàn, ít tác dụng phụ, chi phí rẻ.

Chữa ho gió từ đông y hiệu quả và an toàn
Cách chữa ho gió từ Đông y vẫn được ưu tiên hàng đầu bởi sự an toàn, ít tác dụng phụ

Một số nguyên liệu đông y thường được dùng trong điều trị ho gió như: 

  • Quất chưng đường phèn.
  • Mật ong và gừng
  • Lá húng chanh.
  • Nghệ tươi.
  • Rau diếp cá và nước vo gạo….

Ngoài ra các sản phẩm, dược phẩm có thành phần từ các dược liệu như Kha tử, Câu kỷ tử, Cam thảo, Huyền sâm, Đảng sâm, Sa sâm… với công dụng ỗ trợ bổ phế, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ho, đau rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản.

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết cho câu hỏi “ho gió là gì?”,  nhãn hàng Siro Vihodan hi vọng các thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích, giúp bạn xác định được ho gió là gì để có biện pháp phòng ngừa và xử lý đúng cách khi gặp tình trạng này. Nếu bạn cần hỗ trợ và tư vấn thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1286.

One thought on “Những điều cần biết về Ho gió – Ho gió có nguy hiểm không?

  1. Pingback: Cách trị ho gió cho trẻ mẹ nào cũng phải biết - Vihodan

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

1900 3199
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay