Tất tần tật thông tin về ho gió lâu ngày không khỏi

Ho gió lâu ngày không khỏi

Ho gió là tình trạng ho xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột. Ho gió không quá nguy hiểm, tuy nhiêm tình trạng ho gió lâu ngày không khỏi gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về ho gió để có hướng dự phòng và điều trị phù hợp!

Trả lời câu hỏi “ho gió là gì?”

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển từ nóng sang lạnh có thể xảy ra hiện tượng ho gió. Một số trường hợp, ho gió có thể xảy ra với người bị cảm cúm hay dị ứng. Ho gió thường khá dễ bị nhầm lẫn với các loại ho khác. Tuy nhiên, người bệnh có thể phân biệt rất dễ dàng vì ho gió không có đờm và dịch nhầy. 

Ho gió xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột
Ho gió xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột

Ho gió không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời với các triệu chứng điển hình như: 

  • Đau tức vùng ngực, đau cơ do ho liên tục nhiều ngày không khỏi.
  • Ho nhiều dẫn đến hiện tượng chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, buồn nôn.
  • Cơ thể thiếu năng lượng, luôn mệt mỏi, uể oải.
  • Họng có hiện tượng ngứa và đau rát kéo dài.
  • Ho liên tục có thể dẫn tới hiện tượng viêm tai, ù tai, viêm dây thanh quản.

Ho gió lâu ngày không khỏi được hiểu là tình trạng người bệnh xuất hiện những cơn ho dai dẳng kéo dài trên 3 tuần. Thông thường, ho được chia thành các loại:

  • Cấp tính (dưới 3 tuần).
  • Bán cấp (3-8 tuần).
  • Mãn tính (trên 8 tuần).

Tình trạng ho kéo dài trên 3 tuần (ho bán cấp) việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, tình trạng có thể nặng hơn và kéo dài ngay cả khi sử dụng thuốc. 

Nguyên nhân dẫn tới ho gió lâu ngày không khỏi

Ho kéo dài không thuyên giảm có thể do các yếu tố khách quan từ bên ngoài hoặc do các bệnh lý đường hô hấp.

Sử dụng thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân phổ biến dẫn tới ho kéo dài
Thói quen sử dụng thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân phổ biến dẫn tới ho kéo dài
  • Thói quen hút thuốc lá, thuốc lào: Người bệnh có thói quen thường xuyên sử dụng thuốc lá và thuốc lào hoặc tiếp nhận khói thuốc một cách thụ động, một số chất độc hại trong khói thuốc đi vào phổi và máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp: Virus, vi khuẩn tấn công cơ thể có thể gây tổn thương đường hô hấp.
  • Tác dụng phụ từ các nhóm thuốc ức chế men chuyển: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan lâu ngày.
  • Viêm xoang, viêm mũi: Là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ho kéo dài. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi và khó thở. Dịch tiết ra ở mũi chảy xuống vòm họng kích thích các cơn ho. Người bệnh thường không thể thở bằng mũi mà phải thở bằng miệng khiến cổ họng cảm thấy khô rát và muốn ho nhiều hơn.
  • Viêm phế quản: Người bệnh thường xuất hiện những cơn ho kéo dài, khi ho có đờm kèm theo. Người già và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh do sức đề kháng yếu.
  • Trào ngược dạ dày: Khi acid dạ dày trào lên dẫn tới cảm giác khó chịu ở cổ họng, kích thích ho khan gây ho kéo dài, viêm họng và khản giọng. 

Ho gió lâu ngày không khỏi có nguy hiểm không?

Ho là phản ứng sinh lý của cơ thể giúp loại bỏ các dịch gây cản trở đường hô hấp. Tuy nhiên, ho kéo dài không thuyên giảm gây ra tổn thương đường hô hấp và dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời như: Viêm xoang, viêm phế quản, lao phổi… thậm chí là ung thư phổi.

Cách trị ho gió lâu ngày hiệu quả

Một số biện pháp được sử dụng trong điều trị ho gió lâu ngày như:

Chữa ho gió bằng thuốc Tây

Tùy vào độ tuổi, tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp như:

  • Thuốc giảm ho: Có tác dụng ức chế trung tâm gây ho. Với các hoạt chất phổ biến như codein, dextromethorphan, pholcodine… Thông thường, nhóm thuốc này sẽ không khuyến khích sử dụng cho trẻ em và phụ nữ cho bú.
  • Thuốc kháng histamin H1: Promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin, hydroxyzine… là các hoạt chất nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 1 có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm ho và các triệu chứng đau đầu, buồn nôn. Tuy nhiên, các hoạt chất này thường gây buồn ngủ, vì vậy nhóm đối tượng không nên sử dụng cho người lái xe, vận hành máy móc…
  • Thuốc tê có tác dụng giảm ho: Đây là những loại thuốc có tác dụng gây tê lên các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho với các hoạt chất như menthol, benzonatate, lidocain… 

Chữa ho bằng bài thuốc dân gian và thuốc Đông y 

Cách trị ho kéo dài với chanh ngâm mật ong

Chanh ngâm mật ong giúp giảm tình trạng ho lâu ngày không khỏi
Chanh ngâm mật ong giúp giảm tình trạng ho kéo dài

Mật ong có khả năng kháng khuẩn cao, tác dụng của mật ong là làm dịu họng, giảm triệu chứng ho gió kéo dài.

Cách sử dụng:

  • Bước 1: Chanh chọn loại chín mọng, rửa sạch cắt lát mỏng
  • Bước 2: Ngâm phần chanh đã cắt với mật ong 
  • Bước 3: Bảo quản hỗn hợp chanh mật ong trong hũ thủy tinh đậy kín. Mỗi ngày sử dụng 3-4 thìa phần nước cốt, có thể ngậm phần chanh ngâm liên tục để giảm ho. Nếu dùng cho trẻ có thể pha hỗn hợp với nước ấm và cho trẻ uống 2-3 lần/ ngày và nên sử dụng trước khi ăn 1 tiếng để tránh ảnh hưởng đến khẩu phần ăn của trẻ nhỏ.

Lưu ý khi trị ho kéo dài bằng mật ong:

  • Tránh sử dụng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi. Chức năng tiêu hóa ở trẻ em dưới 1 tuổi chưa hoàn chỉnh, dễ ngộ độc với các thành phần trong mật ong.
  • Trường hợp ho do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng sử dụng mật ong sẽ không mang lại hiệu quả. Cần tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Cách trị ho kéo dài với củ cải trắng

Theo Đông Y, củ cải trắng có vị ngọt cay, vị thuốc được dùng để điều trị ho kéo dài hiệu quả và được nhiều người tin dùng. 

Cách sử dụng bài thuốc từ củ cải trắng như sau:

  • Bước 1: Lấy củ cải trắng chọn loại tươi, gọt vỏ rửa sạch thái nhỏ (lát mỏng).
  • Bước 2: Đun củ cải với 800ml nước lọc.
  • Bước 3: Đun sôi trong 15 – 20 phút, cho đến khi cạn bớt, ủ đến khi hỗn hợp nguội.
  • Bước 4: Lọc lấy nước cốt củ cải và uống thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Lưu ý:

  • Bài thuốc này không phù hợp với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ vì có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và chướng bụng. 
  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dụng thường xuyên và vệ sinh răng miệng.

Sử dụng siro ho thảo dược

Đối với các trường hợp người bệnh nhân mắc bệnh ho kéo dài, bác sĩ thường sẽ kê đơn và chỉ định một số loại thuốc kháng sinh trị ho. Nhưng việc sử dụng thuốc Tây y lâu ngày có thể gây ra một số tác dụng phụ như suy giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của người bệnh.

Chính vì vậy xu hướng sử dụng Siro ho thảo dược ngày càng được người bệnh ưu tiên lựa chọn. Một số siro ho thảo dược với các thành phần dược liệu có công dụng trị ho như: Cát cánh, Xạ can, Hoàng cầm, Huyền sâm, Cam thảo, Kim ngân hoa, Hạnh nhân… đang được nhiều bệnh nhân tin dùng.

Cách phòng tránh ho gió

Ho gió không phải là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên, bệnh nhân cần chủ động  phát hiện ho gió càng sớm càng tốt và thăm khám bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp điều trị. Ngoài ra, việc phòng tránh ho gió nên được ưu tiên hàng đầu. Một số biện pháp có thể kể đến như: 

  • Luôn giữ ấm cho cơ thể đặc biệt vùng miệng, mũi, tai, cổ bằng cách mặc quần áo đủ ấm vào các ngày trời lạnh.
  • Hạn chế uống các loại nước đá lạnh, kem, sữa chua …
  • Vào những ngày thay đổi thời tiết, nên uống nước ấm, tắm bằng nước ấm và hạn chế tắm quá muộn.
  • Giữ thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng các loại nước súc miệng để hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại. 
  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe và tăng sức đề kháng.
  • Đeo khẩu trang ở nơi công cộng và hạn chế tiếp xúc với người bệnh viêm họng, cảm cúm để tránh lây nhiễm bệnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế dùng các loại chất kích thích có hại cho sức khỏe như: Thuốc là và bia rượu…

Điều khiến ho gió lâu ngày không khỏi chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân người bệnh chủ quan. Do vậy, thông qua bài viết này chúng tôi hy vọng mọi người sẽ chủ động phòng bệnh và điều trị sớm. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin nào, quý vị vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1286 để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

1900 3199
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay