Ho khan kéo dài là triệu chứng rất hay gặp đặc biệt vào các giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, sốt nhẹ ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Tuy nhiên cách trị ho khan không phải ai cũng biết. Vì vậy, hãy cùng Siro Vihodan điểm lại những cách trị ho khan đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả ai cũng nên biết.
Ho khan chữa mãi không khỏi phải làm sao?
Ho khan là một trong những bệnh về đường hô hấp phổ biến. Ho khan được biết đến là những cơn ho kéo dài dai dẳng khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh và những người xung quanh. “Ho khan chữa mãi không khỏi phải làm sao?” là một trong những vấn đề rất nhiều bệnh nhân gặp phải.
Để trả lời câu hỏi này, bệnh nhân cần làm rõ các nội dung sau:
- Xác định được chính xác nguyên nhân gây ho là gì? Đây là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị đối với tình trạng ho kéo dài.
- Nếu tình trạng ho kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường, người bệnh cần kiểm tra cơ thể toàn diện để phát hiện nguy cơ về các bệnh lý nghiêm trọng.
- Trong một số trường hợp cần kiểm tra lại các loại thuốc đang sử dụng phòng trường hợp tương tác thuốc, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Dưới đây là một số cách trị ho khan đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả, bạn có thể áp dụng cho bản thân và mọi người xung quanh.
Các cách trị ho khan
Một số cách trị ho phổ biến gồm điều trị bằng thuốc Tây, sử dụng thuốc đông y và hỗ trợ điều trị ho khan bằng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh.
Chữa ho khan bằng thuốc Tây
Chỉ nên chữa ho khan bằng thuốc Tây khi có chỉ định từ các chuyên gia y tế. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị ho khan gồm sau:
- Thuốc giảm ho trung ương: Với các hoạt chất phổ biến như Codein và Dextromethorphan. Nhóm thuốc này ức chế trung tâm ho vì vậy có tác dụng giảm ho hiệu quả. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này cho đối tượng phụ nữ có thai, trẻ em theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc kháng histamin: Một số thuốc kháng histamin H1 như diphenylhydramin, chlopheniramin, alimemazine, promethazine… ngoài tác dụng chống dị ứng còn có tác dụng làm dịu, giảm ho.
- Thuốc giảm ho ngoại vi: Là nhóm thuốc có tác dụng bao phủ các receptor cảm giác ở họng như glycerol… vì vậy làm dịu cảm giác ho nhanh chóng và hiệu quả.
- Thuốc thuốc tê: Nhóm thuốc này có tác dụng gây tê ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho nên làm giảm ho. Các hoạt chất phổ biến trong nhóm như benzonatat, menthol, lidocain… được dùng qua đường hít, ngậm.
Trường hợp ho khan có nguyên nhân là các bệnh lý khác, để điều trị dứt điểm tình trạng ho khan cần kết hợp các thuốc điều trị nguyên nhân theo chỉ định của các chuyên gia y tế để đạt hiệu quả tốt nhất.
Các trị ho khan bằng bài thuốc dân gian
Một số bài thuốc dân gian trị ho khan hiệu quả, giá rẻ và không có tác dụng phụ có thể áp dụng nhanh chóng.
- Củ cải trắng: Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch, người lớn có thể ăn sống để giúp mát họng, hết ho. Đối với trẻ nhỏ, thái mỏng củ cải, đun sôi, chia thành các bữa nhỏ uống trong ngày. Uống liên tục 1 tuần tình trạng ho khan kéo dài sẽ ngừng hẳn.
- Trị ho bằng chuối và đường phèn: Chuối bóc vỏ đem hầm cùng đường phèn, ăn ngày một lần. Bài thuốc này phù hợp để điều trị chứng ho khan giai đoạn mới phát bệnh.
- Trị ho kéo dài bằng gừng tươi: Gừng cạo vỏ rửa sạch, thái thành lát mỏng. Ngâm gừng với mật ong từ 1-2 ngày. Khi xuất hiện các cơn ho khan bệnh nhân có thể ngậm 1 lát gừng. Bài thuốc này phù hợp với các bệnh nhân ho khan kéo dài và ngứa rát họng.
- Chữa ho khan bằng quất: Dùng quất mọng, chín, rửa sạch thái lát mỏng. Cho hấp cùng mật ong hoặc đường phèn từ 15-20 phút. Người bệnh có thể chắt lấy nước uống hoặc ngậm trực tiếp quất đã hấp.
- Lá húng chanh chữa ho khan kéo dài: Lá húng chanh có công dụng trị ho hiệu quả và thực hiện đơn giản. Với người lớn, sử dụng húng chanh giã nát sau đó vắt lấy nước cốt nóng uống trực tiếp. Với trẻ nhỏ, chưng lá húng chanh cùng quất và mật ong, pha hỗn hợp với nước ấm uống ngày 2 lần.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người ho khan
Với các phương pháp điều trị bằng thuốc Tây hay bằng bài thuốc dân gian, hiệu quả điều trị sẽ được nâng cao khi kết hợp cùng với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp.
Bị ho khan nên ăn gì nhanh khỏi nhất?
Đây là câu hỏi được nhiều bệnh nhân ho khan quan tâm nhất. Điểm danh những thực phẩm tốt cho người bị ho khan:
- Các món ăn dễ nuốt, dạng lỏng mềm: Ho khan kéo dài sẽ gây ra tình trạng đau rát cổ họng thậm chí là sưng amidan. Do vậy, các món ăn thanh mát, dạng lọng, mềm đặc biệt phù hợp với bệnh nhân ho khan. Loại thức ăn này đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng nhưng không gây đau họng.
- Thực phẩm giàu vitamin C và A: Thực phẩm như rau xanh, hoa quả hệ cam quýt, bưởi… sẽ hỗ trợ điều trị ho hiệu quả, giúp giảm triệu chứng ho, rát cổ họng, tăng sức đề kháng của cơ thể.
- Món ăn chứa tía tô, tỏi, hành tây: Tía tô, tỏi và hành tây là những nguyên liệu nấu ăn phổ biến được biết đến với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Do vậy, người bệnh ho khan kéo dài có thể ăn nhiều các món có chứa nguyên liệu này để cải thiện tình trạng bệnh.
- Mật ong làm giảm đau họng: Mật ong lành tính, an toàn được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị ho khan. Có thể hòa mật ong với nước ấm uống mỗi sáng hoặc ngâm mật ong với quất để pha uống dần.
Bị ho khan nên tránh ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị ho khan, người bệnh nên hạn chế sử dụng một số đồ uống và thực phẩm có thể khiến ho khan nặng hơn như:
- Thức ăn, đồ uống lạnh: Việc sử dụng các loại đồ ăn, uống quá lạnh là nguyên nhân gây giảm chức năng tỳ vị, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ gây ra tình trạng ho khan. Các thức ăn đồ uống lạnh sẽ làm gia tăng tình trạng sưng viêm cổ họng gây ho khan kéo dài.
- Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ: Đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều lần, lâu ngày chứa nhiều dầu mỡ khi nạp thường xuyên vào cơ thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan. Theo thời gian, nó sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể suy yếu dễ bị các vi khuẩn tấn công.
- Các loại gia vị, món ăn cay nóng: Người bệnh ho khan nên ngừng hoàn toàn các loại gia vị và món ăn cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt, hành sống… Đây là nguyên nhân khiến tình trạng ho kéo dài do niêm mạc bị sưng viêm, đau rát cổ họng.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có gas, có cồn, thuốc lá: Các chất có hại trong đồ uống có cồn, thuốc lá làm biến đổi các chất chuyển hóa trong dạ dày người bệnh. Từ đó làm tăng nguy cơ gây trào ngược gây ho khan.
Lưu ý khi chữa ho khan
Trong quá trình điều trị ho khan, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thuốc giảm ho chỉ sử dụng trong trường hợp ho khan, kích thích gây khó chịu.
- Chỉ sử dụng thuốc giảm ho và thuốc long đờm kết hợp nhau khi có chỉ định của bác sĩ.
- Phòng ngừa ho do dị ứng tái phát bằng cách tránh các tác nhân gây dị ứng.
- Không hút thuốc lá và hạn chế việc hút thuốc lá thụ động.
- Khi ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ, không nằm hay ngủ ngay sau khi ăn.
- Ăn mặc đủ ấm che chắn các vùng cổ, tai, mũi và chân khi trời lạnh…
- Luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng.
- Tiêm vắc xin phòng cúm, viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Ho khan cũng là 1 trong những triệu chứng phổ biến của Covid – 19. Do vậy, nếu người bệnh ho khan kèm theo tình trạng sốt cao, đau họng, khó thở, nên chủ động test và tự cách ly tại nhà nếu dương tính với Covid 19. Đồng thời, bệnh nhân tìm kiếm sự hỗ trợ từ các trạm y tế địa phương hoặc cơ sở y tế gần nhất.
Với những thông tin đã cung cấp, nhãn hàng Siro Vihodan mong rằng bài viết sẽ đầy đủ và hữu ích cho các bệnh nhân ho khan. Nếu cần hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1286 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.