Ngứa cổ họng về đêm gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Trong một vài trường hợp, ngứa cổ và ho liên tục về đêm cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý mà bạn không nên chủ quan. Cùng nhãn hàng Vihodan tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
1. Ngứa họng về đêm cảnh báo bệnh gì?
Tình trọng ngứa họng về đêm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ người bệnh. Cụ thể có thể gây trằn trọc, khó vào giấc, ngủ không sâu, hay tỉnh lại giữa đêm. Ngứa họng về đêm là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như:
Cảm lạnh, cảm cúm:
Là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ho ngứa cổ họng. Các cơn ho do cảm cúm, cảm lạnh. Có thể kéo dài 1-2 tuần, thậm chí 3 tuần ngay cả khi đã khỏi bệnh. Các cơn ho, ngứa họng có xu hướng trở nặng hơn khi về đêm, nhiệt độ giảm gây khô họng, đau rát và ngứa họng.
Viêm phổi, viêm phế quản:
Các cơn ngứa họng về đêm cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm xoang hay viêm phổi.
Trào ngược dạ dày thực quản:
Bệnh trào ngược dạ dày sẽ dẫn đến tình trạng ợ hơi bên trong khi ngủ. Gây ra các kích thích ở vùng họng tạo cảm giác ngứa, xuất hiện tình trạng ngứa họng ho khan hoặc ho có đờm.
Hen suyễn:
Tình trạng ngứa họng về đêm cũng có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Niêm mạc ống phế quản ở người bị hen phế quản sẽ bị sưng to và thu hẹp, gây nên tình trạng ho khan. Các cơn ho khan xuất hiện về đêm, kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra còn gây ra tình trạng khản tiếng ở người bệnh.
Dị ứng:
Khi cơ thể tiếp xúc với bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa,.. có thể sẽ xuất hiện phản xạ ho, ngứa rát cổ họng do bị dị ứng.
Nguyên nhân khác:
Một số yếu tố khác có thể gây ho ngứa cổ họng như: Môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất độc hại, thời tiết chuyển biến đột ngột, thường xuyên ngủ trong điều hòa, lạm dụng nước đá, đặc thù công việc phải nói nhiều gây ảnh hưởng tới cổ họng,…
2. Làm cách nào để cải thiện ngứa họng về đêm?
Để cải thiện tình trạng ngứa rát cổ họng khi về đêm, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản tại nhà như:
Súc miệng nước muối:
Muối được biết đến với tác dụng sát khuẩn và kháng viêm rất hiệu quả. Vì vậy, trước khi đi ngủ nếu súc miệng bằng nước muối. Sẽ giúp làm sạch khoang miệng, làm dịu và giảm cảm giác đau rát, ngứa cổ họng.
Uống trà chanh mật ong:
Sự kết hợp giữa chanh và mật ong giúp giảm viêm và dịu họng hiệu quả. Vì vậy một cốc nước chanh mật ong ấm sẽ giúp làm giảm ngứa rát họng về đêm hiệu quả.
Uống trà thảo mộc:
Một số loại trà thảo mộc có tác dụng làm dịu triệu chứng ngứa rát cổ họng như: Cam thảo, đương quy, cây tầm ma, cỏ ba lá đỏ, trà cải ngựa,… Tuy nhiên uống trà buổi có thể gây ra tình trạng mất ngủ. Vì vậy, nên sử dụng trà thảo mộc vào buổi sáng sớm hoặc buổi trưa. Từ đó không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Giữ ấm cơ thể:
Giữ ấm cơ thể khi về đêm có thể các cơn ho và tình trạng đau, ngứa rát họng về đêm. Nên đắp chăn đủ ấm và duy trì nhiệt độ điều hòa phù hợp, không quá thấp và quá khô.
Kê cao đầu khi ngủ:
Ngăn chất nhầy dồn về phía cổ họng, gây kích thích khiến bạn ho khan
Nằm nghiêng khi ngủ:
Tư thế nằm nghiêng giúp bạn dễ thở, cổ họng thông thoáng hơn. Không bị chắn bởi dịch và chất nhầy, giảm tình trạng ho khan;
Ăn ít vào buổi tối
Cố gắng ăn tối sớm, không ăn vào lúc quá sát giờ ngủ. Nên duy trì giờ ăn tối muộn nhất là 2 giờ trước khi ngủ. Giúp ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản buổi tối.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Ngoài ra, có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ các thảo dược thiên. Từ đó có tác dụng hỗ trợ giảm ngứa, đau rát họng an toàn. Đây cũng là biện pháp an toàn và hiệu quả người bệnh nên áp dụng. Bộ sản phẩm Vihodan gồm Siro Vihodan và Xịt họng Vihodan. Với thành phần từ các thảo dược có hiệu quả trong hỗ trợ giảm đau rát họng, ngứa rát họng, viêm họng, khản tiếng. Sản phẩm được sản xuất trên dây truyền đạt chuẩn GMP của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 3 với truyền thống hơn 60 năm kinh nghiệm sản xuất thuốc đông dược. Hotline tư vấn: 1800.1286
Tìm hiểu thêm về sản phẩm: Vihodan- Ngại chi ho, viêm họng khản tiếng.