Bị ho khan nên uống nước gì?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, hỗ trợ điều trị, tăng cường dinh dưỡng, đề kháng,… Người bị ho khan nên uống nước gì để nhanh khỏi, tìm hiểu ngay cùng nhãn hàng Vihodan!

1. Nước gừng mật ong

Gừng có thể làm dịu cơn ho bằng cách làm tan đờm, ấm họng, kháng khuẩn. Trong khi đó, mật ong có tính sát khuẩn, kháng viêm cao, có thể làm giảm ho cấp tính ở trẻ em và người lớn hiệu quả. 

Để làm nước gừng mật ong bạn có thể thực hiện đơn giản theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị nguyên liệu cần: 

  • Gừng tươi 1 củ
  • Nước lọc 1- 2 cốc
  • Nước chanh
  • Mật ong 1-2 thìa.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Gừng rửa sạch, gọt vỏ và thái lát mỏng.
  • Bước 2: Đun sôi 1-2 cốc nước lọc sau đó cho vào khoảng 6 lát gừng vào và tiếp tục đun sôi âm ỉ khoảng 7 – 10 phút.
  • Bước 3: Rót nước ra ấm và loại bỏ các lát gừng.
  • Bước 4: Thêm 1-2 thìa mật ong và một ít nước chanh (tùy sở thích mỗi người) khuấy đều, để nguội và sử dụng.

Dù là loại đồ uống tốt cho người bị ho khan, tuy nhiên không nên dùng quá 3 ly trên ngày. Việc uống quá nhiều trà gừng mật ong có thể khiến bụng khó chịu, gây tăng huyết áp, tim đập nhanh.

Nước gừng mật ong giúp giảm ho khan hiệu quả

2. Nước ép dứa

Nước ép dứa cũng là loại đồ uống giúp giảm ho khan, đau rát họng, viêm họng hiệu quả. Trong dứa có chứa bromelain với tác dụng chống viêm, tan đờm nhanh và làm dịu cổ họng. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nước ép dứa có tác dụng làm giảm cơn ho và cảm cúm với hiệu quả gấp 5 lần so với siro ho thảo dược.

Hướng dẫn làm nước ép dứa tại nhà đơn giản:

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 1 ly nước dứa
  • 1/2 muỗng canh mật ong
  • Chút muối và tiêu
  • Nước lọc

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Gọt vỏ dứa, cắt mắt và loại bỏ lõi cứng
  • Bước 2: Cắt dứa thành các miếng nhỏ
  • Bước 3: Xay nhuyễn dứa với khoảng 300ml nước lọc.
  • Bước 4: Chắt nước ép ra cốc, thêm muối, mật ong và sử dụng.

Lưu ý: Mỗi lần chỉ nên uống 1/4 cốc và uống ba lần mỗi ngày.

Chế biến nước ép dứa đơn giản- giảm ho hiệu quả

3. Nước củ cải trắng

Ngoài vai trò là một loại thực phẩm, củ cải trắng còn được sử dụng trong đông y với dụng giảm ho hiệu quả. Củ cải trắng có vị ngọt và hơi cay, đắng có tác dụng long đờm, giảm viêm, dịu cổ họng,… thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp một cách có hiệu quả. 

Tham khảo cách làm nước củ cải trắng giảm ho khan:

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 200g Củ cải trắng
  • 800ml Nước lọc

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa củ cải, gọt vỏ và thái lựu
  • Bước 2: Đun củ cải cùng 800ml nước lọc trong vòng 15 phút
  • Bước 3: Chắt lấy nước, và bảo quản trong bình giữ nhiệt để sử dụng dần. Mỗi lần sử dụng 1-2 thìa.

Lưu ý chỉ sử dụng nước củ cải trắng để cải thiện ho khan cho trẻ nhỏ từ 8 tháng tuổi. Người lớn có thể ăn cả bã để tăng hiệu quả điều trị, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều vì có thể gây tình trạng đầy bụng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa,… Ngoài ra, không nên kết hợp củ cải trắng cùng sâm, táo, lê, nhân sâm, nho,…

Sử dụng nước củ cải trắng trong giảm ho khan

.

4. Nước chanh mật ong

Chanh có vị chua, tính mát và bổ sung lượng lớn vitamin C có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho hiệu quả. Khi kết hợp cùng với mật ong có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận phế, kháng khuẩn kháng viêm, chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, trị ho, rát họng… Nhờ đó, hỗn hợp nước chanh mật ong giúp đem tác dụng giảm ho, giảm đau rát họng hiệu quả.

Hướng dẫn cách làm nước chanh mật ong giảm ho khan đơn giản:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • ½ quả chanh tươi
  • 1-2 thìa cà phê mật ong
  • 1 cốc nước ấm

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch chanh, ngâm với nước muối khoảng 30 phút
  • Bước 2: Lấy chanh ra, để khô sau đó thái lát mỏng và xếp vào lọ
  • Bước 3: Xếp lần lượt 1 lớp chanh, 1 lớp mật ong vào hũ thủy tinh sau đó thêm chút muối
  • Bước 4: Đậy kín hũ trong khoảng 3 ngày là có thể sử dụng. Mỗi lần sử dụng lấy 1-2 thìa nước chanh mật ong pha cùng nước ấm để sử dụng.

Lưu ý, nên uống nước chanh vào buổi sáng trước khi đánh răng. Trong quá trình lựa chọn mật ong nên lựa chọn mật ong nguyên chất với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh hàng giả hàng nhái gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nước chanh mật ong thường được sử dụng trong giảm ho

5. Tắc chưng đường phèn lá hẹ

Tắc chưng đường phèn lá hẹ là món được sử dụng rất hiệu quả trong hỗ trợ cải thiện tình trạng ho khan. Trong công thức này, tắc chứa nhiều tinh dầu và một số hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, trị ho và long đờm. Lá hẹ được biết đến với tác dụng tiêu độc, long đờm cùng các hoạt chất kháng sinh giúp giảm ho khan.

Hướng dẫn làm nước tắc chưng đường phèn lá hẹ giảm ho hiệu quả:

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Lá húng chanh: 100g
  • Quất xanh: 100g
  • Lá hẹ: 100g (bao gồm cả củ và hoa hẹ)
  • Mật ong: 100 ml
  • Gừng: 2 nhánh
  • Đường phèn: 200 gr
  • Muối: 2 muỗng cà phê

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch quất, lá hẹ, húng chanh , gừng và để ráo nước
  • Bước 2: Hẹ đập dập, thái khúc dài bằng 2 đốt ngón tay. húng chanh cắt thành từng đoạn dài ½ đốt ngón tay. Quất cắt đôi. Gừng cắt thành các miếng nhỏ và dã nát.
  • Bước 3: Giã và xay nát đường phèn sau đó trộn cùng với quất và ướp trong vòng 30 phút. 
  • Bước 4: Đem hấp cách thủy hỗn hợp quất và đường phèn trong 30 phút. Sau đó cho hẹ, húng chanh, gừng, mật ong và muối vào nồi. Tiếp tục hấp cách thủy hỗn hợp trên trong vòng 60 phút. 
  • Bước 5: Thu hỗn hợp và để nguội, bảo quản để lọ thủy tinh có nắp kín để sử dụng.

Lưu ý, mỗi lần sử dụng, lấy 1 muỗng canh hỗn hợp trên và pha cùng nước ấm để giảm ho khan. Nên uống 2-3 lần mỗi tuần để thấy rõ hiệu quả.

Sử dụng nước tắc chưng lá hẹ đường phèn 2-3 lần mỗi tuần để giảm ho khan

6. Nước tỏi

Được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm hiệu quả. Nước tỏi có thể được sử dụng để giúp loại bỏ nhiễm trùng có trong phổi và hệ hô hấp. Không những thế, tỏi còn có nhiều các chất như vitamin, canxi, photpho… giúp tăng cường sức khỏe, hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Hướng dẫn cách làm nước tỏi đơn giản để chữa ho khan:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 3 nhánh tỏi
  • 1 thìa muối
  • 2 thìa nước

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch nhánh tỏi sau đó đập dập.
  • Bước 2: Trộn nhánh tỏi đã được đập dập cùng 1 vài hạt muối và 2 thìa nước
  • Bước 3: Đem hấp cách thủy hỗn hợp trên trong vòng 15 phút.
  • Bước 4: Lấy phần hỗn hợp đó nuốt từng chút một. Thực hiện đều đặn hàng ngày để cảm nhận hiệu quả.

Lưu ý: Không nên áp dụng với trẻ nhỏ do trẻ nhỏ có vị giác khá nhạy cảm dễ gặp phải tình trạng nôn trớ với mùi tỏi.

Nước tỏi được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý hô hấp

Bị ho khan nên kiêng uống gì?

Nếu bạn đang bị ho khan, ho khan kéo dài, tuyệt đối không được sử dụng các loại đồ uống sau nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Nước đá, nước lạnh
  • Nước ngọt, nước có ga
  • Thức uống chứa caffeine như cà phê
  • Thức uống có cồn như bia, rượu

Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết, bạn đã có được danh sách những loại đồ uống tốt cho sức khỏe khi bị ho khan. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ ngay hotline: 1800.1286 để nhận thêm tư vấn.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

1900 3199
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay