Ho khan là gì? Ho khan có nguy hiểm không?

ho khan là gì và có nguy hiểm không

Ho khan được biết đến là một tình trạng bệnh lý rất phổ biến và gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nếu bạn vẫn chưa tìm được câu trả lời cho câu hỏi “ho khan có nguy hiểm không”? thì hãy đọc ngay bài viết này nhé.  

Ho khan là gì ?

Ho khan là hiện tượng cơn ho không có đờm hay dịch nhầy. Ho khan có biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau, tần suất ho phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh. Tuy nhiên, biểu hiện phổ biến là các cơn ho liên tục từng cơn khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt. 

Ho khan có thể là dấu hiệu của Covid 19
Ho khan cũng có thể là biểu hiện của Covid 19

Ho khan có nguy hiểm không?

Tình trạng ho thường xuyên bị người bệnh bỏ qua không điều trị vì cho rằng đây là bệnh lý phổ biến và không nguy hiểm. Thực tế, hầu hết các chuyên gia tai mũi họng đều khẳng định rằng ho khan thông thường không gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Tình trạng này có thể chữa khỏi nhanh chóng với chi phí không quá tốn kém. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài có thể là biểu hiện của một số căn bệnh nguy hiểm như: Viêm thanh quản, viêm phổi, phù phổi, ung thư phổi… Khi ho khan kéo dài không khỏi, người bệnh cần chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời. 

Đặc biệt, ho khan kéo dài cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng là Covid -19. 

Nguyên nhân dẫn tới ho khan là gì

Các nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng ho khan có thể chia thành hai nhóm gồm:

Nguyên nhân bên ngoài gây ho khan

  • Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài, bao gồm: Thay đổi thời tiết khi giao mùa, môi trường ô nhiễm với nhiều khói bụi, virus, vi khuẩn… khiến đường hô hấp bị kích ứng.
  • Ngoài ra, một số công việc đặc thù như giáo viên, ca sĩ, hướng dẫn viên du lịch,…. yêu cầu sử dụng giọng nói nhiều cũng là nguyên nhân dẫn tới viêm thanh quản. Trong trường hợp không được điều trị, chăm sóc một cách khoa học sẽ dẫn tới ho khan.
  • Một trong những nguyên nhân gây ho khan phổ biến không thể không kể đến là khói thuốc lá. Khói thuốc xâm nhập qua thanh quản vào phổi gây ra tình trạng ho khan. Tùy theo mức độ và thời gian “hút khói thuốc thụ động” ho khan có thể nặng và nhẹ khác nhau.

Nguyên nhân bệnh lý gây ho khan

Ngoài những nguyên nhân từ yếu tố môi trường, công việc, một số nguyên nhân bệnh lý như:

  • Hen suyễn: Với những bệnh nhân mắc hen suyễn, ho khan là một triệu chứng phổ biến. Theo đó, khi bị hen suyễn, đường thở của bệnh nhân sẽ viêm và bị thu hẹp nên sẽ có các triệu chứng như thở khò khè, đau tức ngực, ho kéo dài.
  • Bệnh lao: Đây là bệnh do vi khuẩn Koch gây nên, bệnh lao lây lan và khiến phổi bị tổn thương nghiêm trọng. Ho kéo dài là một trong những biểu hiện sớm của bệnh  bệnh lao và sẽ đi kèm với một số triệu chứng khác.
  • Xẹp phổi: Là một trong những nguyên nhân gây ho khan phổ biến. Có thể hiểu rằng khi bị xẹp phổi sẽ dẫn tới các cơn đau ngực đột ngột kèm theo khó thở, ho khan.  
  • Trào ngược acid: Hiện nay, số lượng người mắc trào ngược acid có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Việc acid dạ dày trào ngược lên vòm họng sẽ gây kích ứng ở toàn vùng vòm họng. Từ đó, gây ra triệu chứng ho mà rất khó phát hiện nguyên nhân gây ho.
  • Các loại bệnh viêm nhiễm đường hô hấp: Viêm thanh quản, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phổi,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan.

Ho khan có thể là dấu hiệu của các căn bệnh gì?

Dù không quá nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp, ho khan có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng.

  • Ho khan kéo dài vào ban đêm có thể là biểu hiện của bệnh hen suyễn, viêm xoang, trào ngược dạ dày. Đây là những căn bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn, mất ngủ, đau mỏi toàn thân, đau rát vùng họng, đau đầu…. Đáng lo ngại hơn là những bệnh này có thể lây lan cho người xung quanh. 
  • Ho khan thành từng cơn ngắn là triệu chứng ở một số bệnh lý như: Ho gà, hen phế quản, viêm phế quản dị ứng,… Những con ho ngắn tưởng như không nguy hiểm, thực tế lại là nguyên nhân dẫn tới các triệu chứng như khó thở, tức ngực, đau cơ vùng liên sườn, bụng do ho quá nhiều, ho không kiểm soát. Trong trường hợp, cơn ho kéo dài, nặng có thể gây ra sức ép lên thành bụng ảnh hưởng tới dạ dày gây ra tình trạng nôn mửa.
  • Ho khan kéo dài kèm theo máu: Đây là triệu chứng nguy hiểm nhất của ho khan. Ngay khi phát hiện ho kèm máu, người bệnh và gia đình cần ngay lập tức đưa bệnh nhân đi thăm khám. Đây có thể là biểu hiện của viêm phổi cấp tính hoặc mãn tính, thậm chí có thể là do ung thư phổi hay lao phổi.

Phòng ngừa ho khan như thế nào? 

Ho khan là chứng bệnh dễ mắc phải với nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Do vậy, thay vì điều trị bệnh, mọi người nên chủ động phòng tránh để có thể hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh đến sức khỏe và sinh hoạt. Một số phương pháp phòng ngừa bệnh có thể kể đến như:

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Luôn đảm bảo uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày để giúp niêm mạc không bị khô, giữ ẩm cổ họng và giúp ngăn ngừa kích ứng. Nên uống nước ấm thay vì nước lạnh.
  • Bổ sung vitamin C: Với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, vitamin C rất cần thiết cho cơ thể. Nên bổ sung các loại hoa quả, rau củ giàu vitamin C như cam, chanh, dứa, cà chua…
  • Tắm nước ấm: Hạn chế tắm nước lạnh, đặc biệt là vào mùa thu đông cần sử dụng nước ấm để tắm rửa để cơ thể không bị nhiễm lạnh. 
  • Kê cao đầu khi nằm: Sử dụng các loại gối hỗ trợ nâng cao đầu khi ngủ giúp làm giảm dịch nhầy chảy ngược vào cổ họng, hạn chế chứng chảy dịch mũi và trào ngược dạ dày.

Phòng ngừa ho khan như thế nào? 

Hiện nay, có rất nhiều cách để điều trị dứt điểm bởi ho khan và hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà:

  • Sử dụng thuốc Tây: Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng nhất khi sử dụng các loại thuốc theo chỉ định kê đơn của bác sĩ. 
  • Sử dụng mẹo dân gian: Các mẹo dân gian với các nguyên liệu như hẹ, chanh quất, mật ong, húng chanh… Người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm trên internet và áp dụng vào giai đoạn đầu khi bệnh khởi phát.
  • Sử dụng các bài thuốc Đông y. Các bài thuốc kết hợp nhiều dược liệu khác nhau cần được thăm khám và kê đơn của bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng, an toàn và dứt điểm.  

Ngoài ra các loại siro với thành phần thảo dược hỗ trợ điều trị ho, bổ phế cũng có công dụng giúp hỗ trợ điều trị ho hiệu quả.

Thông qua bài viết này chúng tôi hi vọng, bạn sẽ hiểu hơn về tình trạng ho khan. Từ đó, khi thấy các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần ngay lập tức thăm khám và có phương án điều trị nhanh chóng, kịp thời. 
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào đến tình trạng sức khỏe hãy liên hệ ngay với nhãn hàng Siro Vihodan qua hotline 1800.1286 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

2 thoughts on “Ho khan là gì? Ho khan có nguy hiểm không?

  1. Pingback: Ho khan kéo dài - Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm - Vihodan

  2. Pingback: Cách trị ho khan đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả! - Vihodan

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

1900 3199
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay