Ho có đờm: Nguyên nhân, cảnh báo và cách điều trị hiệu quả

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý hô hấp. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống người mắc. Hãy cùng nhãn hàng Vihodan tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả qua bài viết sau.

Ho có đờm là gì?

Ho là phản xạ của cơ thể để loại bỏ các tác nhân có hại ra khỏi đường hô hấp. Đờm là dịch tiết của đường hô hấp từ khí phế quản, phế nang, các xoang trán, họng,… Dịch tiết này (đờm) có chứa các thành phần gồm: Chất nhầy, bạch cầu mủ, hồng cầu và các chất độc hại tấn công hệ hô hấp.

Ho có đờm là phản xạ ho kèm theo đờm và có thể chia thành 2 loại gồm:

  • Ho có đờm cấp tính.
  • Ho có đờm mãn tính: Tình trạng ho kèm đờm kéo dài trên 3 tuần được gọi là mãn tính.
Ho có đờm là phản xạ ho kèm theo đờm
Ho có đờm là phản xạ ho kèm theo đờm

Các nguyên nhân thường gặp gây ho có đờm

Các nguyên nhân thường gặp gây ho có đờm gồm: 

  • Virus, vi khuẩn: Đây là nguyên nhân thường gặp tấn công vào đường hô hấp gây viêm nhiễm. Từ đó, gây ho và tiết dịch đờm.
  • Ô nhiễm môi trường: Đây cũng là nguyên nhân gây ho đờm. Vì khói bụi, hóa chất, môi trường ô nhiễm,… làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp. 
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp. So với người không hút thuốc lá, người hút thuốc tiết nhiều đờm hơn.
  • Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Các tác nhân dị ứng khiến người bệnh ho, nếu kéo dài làm tăng tiết đờm. Một số tác nhân gây dị ứng thường gặp như: Phấn hoa, bụi nhà, lông động vật (chó, mèo,…),…
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, khi giao mùa rất dễ bị cảm lạnh, cảm cúm,… Các bệnh lý này thường có các triệu chứng ho đờm.
Các nguyên nhân thường gặp gây ho đờm
Các nguyên nhân thường gặp gây ho đờm

Ho có đờm cảnh báo bệnh gì

Ho kèm đờm là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:

Cảm lạnh, cảm cúm

Giai đoạn đầu của cảm lạnh, cảm cúm, người bệnh có thể gặp phải tình trạng gió, ho khan. Khi bệnh nặng hơn có thể dẫn đến ho có đờm.

Viêm họng, viêm amidan,…

Viêm họng, viêm amidan,… là bệnh lý hô hấp có thể gây ho đờm. Người bệnh thường mắc kèm với các triệu chứng đau rát họng. 

Viêm phế quản

Thời gian đầu, người bệnh thường ho khan. Càng chủ quan không điều trị sẽ dẫn đến ho có đờm. Đờm người bệnh có tính chất: Nhớt, màu trắng đục, màu xanh hoặc vàng và tiết nhiều vào buổi sáng.

Giãn phế quản

Nếu viêm phế quản không được điều trị khỏi thì có thể dẫn đến giãn phế quản. Vào buổi sáng, đờm thường được tiết ra nhiều nên người bệnh cũng sẽ ho nhiều hơn. Đờm của người bệnh có màu trắng đục (giống màu mủ), đặc quánh nên khó để khạc nhổ ra ngoài.

Viêm phổi

Khi bị viêm phổi, người bệnh sẽ ho nhiều hơn. Ho kèm theo đờm, đờm được khạc ra ngoài có màu vàng nhạt hoặc đậm. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải triệu chứng khó thở, tức ngực, nhất là khi ho. 

Lao phổi 

Người bị lao phổi thường bị ho đờm kéo dài. Tính chất của đờm: màu trắng sữa, mùi hôi, có thể lẫn máu. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy tức ngực vùng phổi. Lao phổi có thể dẫn đến tử vong do suy hô hấp.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Ho đờm kéo dài là một trong những triệu chứng của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Đờm của người bệnh thường là đờm trắng, được tống ra ngoài khi ho. Bên cạnh đó, người bệnh gặp phải các triệu chứng điển hình khác của bệnh như: Khó thở, đau tức ngực, thở khò khè,…

Ung thư phổi

Ung thư phổi có thể gây ho đờm. Dịch đờm thường có màu hồng hoặc đỏ nâu do lẫn máu. Người bệnh ung thư phổi còn thường gặp phải các triệu chứng như khản tiếng, đau họng, khó nuốt,…

Ho có đờm là dấu hiệu của một số bệnh lý
Ho có đờm là dấu hiệu của một số bệnh lý

Cách điều trị ho có đờm hiệu quả 

Ho có đờm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số cách để chữa ho đờm: Dùng thuốc Tây, các biện pháp dân gian. 

Dùng thuốc Tây y

Các nhóm thuốc thường được sử dụng khi bị ho đờm gồm:

  • Thuốc long đờm: Đây là những thuốc giúp làm giảm độ đặc quánh của chất nhầy. Từ đó, các đờm sẽ dễ dàng được loại bỏ nhờ hệ thống lông chuyển hoặc bằng cách khạc đờm. Các thuốc long đờm thường chứa: Acetylcystein, ambroxol, bromhexine, carbocysteine, terpin hydrate,…
  • Thuốc giảm viêm: Trường hợp ho kèm theo đau rát họng, viêm họng, sưng tấy,… có thể dùng thêm các thuốc giảm viêm: Ibuprofen, diclofenac,…
  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn.
  • Khác: Người bệnh có thể phải dùng thêm các thuốc khác để điều trị bệnh lý (như COPD). Hoặc trong trường hợp cần điều trị các triệu chứng khác (như sốt).

Lưu ý: Người bệnh không tự ý dùng thuốc mà phải dùng theo sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế.

Dùng thuốc Tây y trong điều trị ho đờm
Dùng thuốc Tây y trong điều trị ho đờm

Một số mẹo dân gian dễ làm tại nhà

Một số mẹo dân gian dễ làm tại nhà cho người bị ho:

  • Củ cải trắng, mật ong và gừng: Củ cải trắng bỏ vỏ, ép lấy nước. Sau đó đem nước ép đi đun sôi, thêm vài lát gừng. Đun tiếp khoảng 10 phút thì dừng và thêm mật ong, khuấy đều. Ngày dùng 2 – 3 lần, sau vài ngày tình trạng ho đờm giảm.
  • Chanh: Ngậm các lát chanh tươi đã trộn với muối từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Hoặc pha nước chanh với nước ấm, có thêm mật ong, uống nhiều lần trong ngày.
  • Húng chanh: Lá húng chanh thái nhỏ, trộn với đường phèn và một ít mật ong rồi đem hấp cách thủy. Ngày uống 2 lần, sau vài ngày sẽ cải thiện.
  • Gừng: Thái lát mỏng gừng tươi rồi hãm cùng nước ấm khoảng 5 phút, thêm mật ong rồi khuấy đều. Uống vài lần trong ngày, kiên trì vài ngày ho đờm sẽ cải thiện.
  • Rau diếp cá: Giã nát rau diếp cá, sau đó đem đun sôi cùng nước vo gạo 10 – 15 phút. Lọc bỏ bã, lấy nước. Ngày uống 1 – 2 lần, duy trì 2 – 3 ngày sẽ đỡ.
Một số mẹo dân gian dễ làm tại nhà cho người bị ho đờm
Một số mẹo dân gian dễ làm tại nhà cho người bị ho đờm

Ngoài ra, còn có thể dùng nghệ, quả lê,… để cải thiện tình trạng ho có đờm.

Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để cải thiện sức khỏe.

Khi nào cần đi khám tại các cơ sở y tế

Một số trường hợp ho kèm theo đờm cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu:

  • Ho đờm màu bất thường: Đờm xanh, vàng thường là dấu hiệu của nhiễm khuẩn. Nếu kéo dài trên 1 tuần cần đi khám. Ho màu nâu hoặc hồng là dấu hiệu của đờm có lẫn máu.
  • Ho ra máu.
  • Sốt cao trên 40 độ có thể kèm co giật.

Ho có đờm là tình trạng phổ biến. Qua bài viết này, nhãn hàng Vihodan hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần thêm thông tin, liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 1800 1286 để được hỗ trợ.

One thought on “Ho có đờm: Nguyên nhân, cảnh báo và cách điều trị hiệu quả

  1. Pingback: Viêm họng mủ: [Từ A->Z] Các thông tin hữu ích cần phải biết

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

1900 3199
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay