Ho khan về đêm và những điều bạn chưa biết

Ho khan về đêm

Ho khan về đêm được biết đến là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, lao, hen suyễn… Đã có rất nhiều lời cảnh báo về việc nếu ho khan về đêm kéo dài không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. 

Nguyên nhân gây ho khan về đêm

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan về đêm. Các nguyên nhân phổ biến gây ho khan về đêm như: 

  • Cảm lạnh thông thường: Virus, vi khuẩn gây cảm lạnh tấn công vào đường thở gây kích thích gây ra ngứa và ho khan. Khi nằm ngủ dịch nhầy sẽ chảy từ mũi xuống họng dẫn tới tình trạng ho vào ban đêm dữ dội hơn.
  • Hen suyễn: Hen thường gây ho vào ban đêm do không khí lạnh hơn về đêm làm tăng sự nhạy cảm của niêm mạc hô hấp. Ho về đêm do hen suyễn gây ra thường là ho khan, tiếng thở khò khè, nặng ngực và khó thở. 
  • Dị ứng: Một số nguyên nhân gây dị ứng dẫn tới ho khan về đêm như bụi, sợi len bông, lông động vật dính ở chăn, ga, gối, đệm…. Ngoài ra, sự thay đổi của nhiệt độ vào ban đêm cũng sẽ gây phản ứng ho khan liên tục.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Khi nằm ngủ, tư thế này sẽ gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày khiến dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Hoạt động này khiến niêm mạc cổ họng bị kích thích và gây ho.
  • Do các bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác có thể gây ra triệu chứng ho khan về đêm như suy tim, viêm phổi, ung thư phổi, sưng phổi,… 

Triệu chứng ho khan về đêm

Ho về đêm thường là những cơn ho dai dẳng, kéo dài, ho khiến người bệnh tỉnh giấc giữa đêm, hoặc rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Các biểu hiện của ho khan về đêm gồm:

  • Ho từng cơn kéo dài và không kiểm soát được vào thời điểm đêm muộn và sáng sớm (ban ngày có ho nhưng không nhiều và dài cơn như về đêm). 
  • Cảm giác có vật cản trở ở cổ họng, ho khan về đêm không tiết ra chất đờm hay chất nhầy. 
  • Cảm giác ngứa họng sau đó dẫn tới khó chịu và đau rát vùng họng, sau cơn ho đêm  dẫn tới khản tiếng vào ban ngày.
  • Ngoài ra, ho khan về đêm có thể kèm theo các triệu chứng điển hình như: Sốt nhẹ cùng với cảm giác ớn lạnh; cơ thể mệt mỏi, đau nhức, họng đau sưng nhẹ, sổ mũi, buồn nôn, ra mồ hôi trộm sau giấc ngủ, đôi khi là cảm giác tức ngực, bụng.

Ho khan về đêm kéo dài ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Giấc ngủ ban đêm là thời điểm cơ thể cần được nghỉ ngơi tuyệt đối và đảm bảo chất lượng giấc ngủ để phục hồi sức khỏe và hệ miễn dịch của cơ thể. Ho khan về đêm kéo dài ảnh hưởng tới giấc ngủ của người bệnh và những người thân gây gián đoạn, chất lượng giấc ngủ kém khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu minh mẫn giảm hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống.

Đồng thời, ho khan về đêm cũng ngăn cản quá trình đào thải của cơ thể khiến người bệnh bị mất tiếng, đường hô hấp yếu đi nếu bệnh trạng kéo dài.

Ho khan về đêm cũng được coi là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm, do vậy khi gặp phải tình trạng này người bệnh cần nhanh chóng thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời, tận gốc.

Cách làm giảm và phòng tránh ho về đêm

Có rất nhiều phương pháp phòng tránh và điều trị ho khan về đêm, một số phương pháp phổ biến nhất gồm: 

Phương pháp phòng bệnh ho khan về đêm

Một số phương pháp để phòng bệnh ho khan về đêm có thể kể đến như:  

  • Kê cao đầu khi ngủ: Kê cao đầu khi ngủ sẽ hạn chế dịch nhầy từ mũi xuống họng hoặc acid trong dạ dày trào ngược lên phổi gây ho khan. Độ cao gối được gợi ý từ 15-20 cm.
  • Giữ giường ngủ luôn sạch sẽ: Để tránh các vấn đề về dị ứng, cần vệ sinh thường xuyên chăn ga gối đệm, hạn chế sử dụng các loại từ chất liệu dễ xổ lông. 
  • Không khí cần đạt độ ẩm phù hợp: Sử dụng điều hòa, máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm sẽ giảm khó chịu của đường hô hấp. Ngoài ra còn có tác dụng hạn chế nguy cơ gây ho thông qua việc cân bằng độ ẩm không khí, dịu họng và giảm ngứa họng. 
  • Giữ ấm cơ thể: Cần giữ ấm cơ thể đặc biệt là các vùng cổ, tai, mũi… vào những thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc thụ động.
  • Vệ sinh mũi họng: Súc miệng bằng nước muối sinh lý, nước muối ấm.
  • Sử dụng các loại siro ho thảo dược: Siro ho với các thành phần như Cát cánh, Xạ can, Hoàng cầm, Huyền sâm, Cam thảo,… có tác dụng hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, bổ phế, giảm đau rát họng và khản tiếng.

Điều trị ho khan về đêm bằng thuốc Tây

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh sẽ có các nhóm thuốc điều trị khác nhau, một số nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị ho khan về đêm kéo dài theo nguyên nhân gây bệnh như:

  • Thuốc kháng histamin và chống sung huyết: Sử dụng trong điều trị ho khan do kích ứng và chảy dịch mũi sau.
  • Thuốc điều trị hen suyễn dạng xịt: Sử dụng trong trường hợp ho khan do hen suyễn.
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong điều trị ho khan do nhiễm khuẩn.
  • Thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày: Điều trị ho khan về đêm do trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra, các trường hợp ho khan về đêm không xác định được nguyên nhân gây bệnh, cần sử dụng các nhóm thuốc như thuốc giảm ho, chống viêm kết hợp cùng xịt mũi họng, nước muối biển để điều trị.

Điều trị bằng bài thuốc dân gian

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, các bài thuốc dân gian cũng đem lại hiệu quả và được nhiều bệnh nhân tin dùng. Một số bài thuốc như: 

  • Bài thuốc quất chưng đường phèn: Quất chọn loại chín già, rửa sạch bổ đôi bỏ hạt, chưng với đường phèn theo tỷ lệ 1:1 và uống  ngày 3 lần. 
  • Bài thuốc húng chanh chưng quất, mật ong: Chọn húng chanh già lá, rửa sạch, để ráo nước, quất bổ đôi bỏ hạt. Chưng hỗn hợp húng chanh, quất, mật ong bằng lửa nhỏ, bảo quản trong hũ thủy tinh và sử dụng 3-4 lần/ ngày. Sử dụng liên tục đến khi dứt hẳn cơn ho.
Sử dụng các bài thuốc dân gian trong hỗ trợ điều trị ho khan về đêm
Bài thuốc dân gian trị ho khan về đêm nhận được hiệu quả tích cực
  • Bài thuốc từ nước ép củ cải trắng: Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi, trộn cùng đường phèn theo tỷ lệ 3 củ cải, 2 đường. Bảo quản hỗn hợp trong hũ thủy tinh từ 10-12 tiếng, sau đó chắt lấy nước uống. Nên sử dụng liên tục 3-5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.  
  • Bài thuốc từ nước cốt rau diếp cá: Diếp cá chọn lá già, rửa sạch và xay nhuyễn với 1 ly nước, lọc lấy phần nước cốt. Uống nước cốt rau diếp cá. Nên uống từ từ và có thể ngậm trong miệng 20-30s để phát huy công dụng sát khuẩn, cắt cơn ho. 

Với tình trạng ho khan về đêm kéo dài, cần được chẩn đoán, phát hiện và điều  trị kịp thời. Nhãn hàng Siro Vihodan mong rằng thông tin trong bài viết sẽ đầy đủ và hữu ích, nếu cần hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1286.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

1900 3199
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay