Top 10 biện pháp phòng ngừa viêm họng khi giao mùa hiệu quả

viêm họng khi giao mùa

Khi thời tiết chuyển mùa cũng là thời điểm dễ mắc viêm họng ở cả trẻ em và người lớn. Viêm họng gây khó chịu cho người bệnh với các triệu chứng đau rát họng, ho, khản tiếng,… Vậy làm sao để phòng ngừa viêm họng khi giao mùa hiệu quả? Xem ngay bài viết sau để có câu trả lời.

Tại sao viêm họng thường xảy ra khi giao mùa?

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương. Nguyên nhân phổ biến gây viêm họng thường do virus, vi khuẩn. Ngoài ra, có thể do ô nhiễm không khí, khói bụi, dị ứng, thay đổi thời tiết hoặc mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản,…

Viêm họng có thể xảy ra quanh năm trên bất kỳ ai. Trong đó, thời điểm giao mùa rất dễ gây viêm họng. Do thời tiết thay đổi, cơ thể chưa kịp thích nghi, dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Nhất là trẻ em, vì sức đề kháng của trẻ còn yếu.

Các triệu chứng điển hình của viêm họng như: Đau rát họng, ho, khàn tiếng, khó nuốt, thậm chí nuốt nước bọt, uống nước cũng thấy đau rát. Người bệnh có thể kèm theo sốt, chảy nước mũi, sưng hạch ở cổ,…

Viêm họng khi giao mùa gây đau rát họng, ho, khản tiếng,...
Viêm họng khi giao mùa gây đau rát họng, ho, khản tiếng,…

Top 10 biện pháp phòng ngừa viêm họng khi giao mùa

Không chỉ giúp phòng ngừa viêm họng, 10 biện pháp sau cũng sẽ giúp bạn đọc hạn chế gặp phải các bệnh lý đường hô hấp khác khi thời tiết chuyển mùa.

Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh

Viêm họng có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành qua các giọt bắn nước bọt. Chính vì thế, để phòng bệnh, bạn nên:

  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
  • Đeo khẩu trang và rửa tay, sát khuẩn thường xuyên. Đặc biệt là sau khi ho, hắt hơi, trước và sau khi ăn,…
  • Giữ khoảng cách với những người đang có dấu hiệu mắc bệnh.

Đeo khẩu trang đúng cách

Đeo khẩu trang đúng cách khi đến nơi công cộng, khi làm việc trong môi trường nhiều khói bụi. Đây là cách để hạn chế hít phải các giọt bắn, các chất độc hại, bụi bẩn. 

Cách sử dụng khẩu trang đúng như sau:

  • Cách đeo khẩu trang:
  • Bước 1: Rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn trước khi đeo khẩu trang.
  • Bước 2: Xác định mặt trên, dưới của khẩu trang để đeo cho đúng hướng.
  • Bước 3: Xác định mặt trong, ngoài của khẩu trang. Có thể phân biệt dựa vào đường may hoặc màu sắc đậm/nhạt. Thông thường, mặt đậm hơn sẽ ở bên ngoài.
  • Bước 4: Đeo khẩu trang và điều chỉnh sao cho: Khẩu trang che kín mũi, miệng và đảm bảo không có khe hở giữa mặt và khẩu trang. 
  • Lưu ý: Không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang. Vì đây là nơi tiếp xúc với bụi bẩn trong quá trình sử dụng khẩu trang. Nếu có chạm vào, hãy rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn. 
  • Cách tháo khẩu trang:
  • Bước 1: Cầm vào dây đeo sau tai để tháo, không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang.
  • Bước 2: Bỏ khẩu trang vào thùng rác có nắp đậy kín đối với những khẩu trang dùng 1 lần.
  • Bước 3: Rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn.
  • Lưu ý: Không dùng lại những khẩu trang dùng 1 lần.  Với những khẩu trang có thể tái sử dụng: Hãy giặt riêng bằng tay, phơi tự nhiên cho khô. 
Đeo khẩu trang đúng cách đề phòng bệnh viêm họng khi giao mùa
Đeo khẩu trang đúng cách đề phòng bệnh viêm họng khi giao mùa

Nâng cao sức đề kháng

Đây là điều cần thiết để duy trì một thể lực tốt và giúp cơ thể khỏe mạnh. Các biện pháp giúp nâng cao sức đề kháng bao gồm:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng. 
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên: Bạn nên duy trì thói quen tập thể thao mỗi ngày ít nhất 30 phút. Mỗi tuần nên tập tối thiểu 5 buổi. Các bài tập nên vừa sức, phù hợp với thể trạng của mỗi người.

Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày

Răng miệng và cổ họng cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Bởi vì, khi ăn uống, thức ăn bị tích tụ trong răng miệng. Nếu không vệ sinh thường xuyên sẽ hình thành nên các mảng bám. Đồng thời, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công răng miệng, cổ họng. Chính vì thế, cần xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách qua các bước sau:

  • Đánh răng 2 lần/ngày, mỗi lần tối thiểu 2 phút.
  • Súc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày vào buổi sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ.
  • Bàn chải đánh răng cần được thay định kỳ sau mỗi 3 tháng sử dụng.

Giữ ấm cơ thể

Thời tiết giao mùa từ nóng chuyển sang lạnh, khiến cơ thể chưa kịp thích nghi. Niêm mạc họng dễ bị các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn tấn công. Do đó, gây viêm họng với các triệu chứng đau rát họng, ho. Vì thế, để phòng ngừa viêm họng khi giao mùa, bạn nên chú ý đến việc giữ ấm cơ thể. Cụ thể:

  • Nên tắm bằng nước ấm trong phòng tắm tránh gió lùa. Và sau khi tắm xong phải lau khô người trước khi mặc quần áo.
  • Tránh để gió lạnh, quạt, điều hòa ở nhiệt độ quá thấp hoặc phả thẳng gió vào người.
  • Chú ý giữ ấm ở vùng cổ, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân. 
Bạn nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực, lòng bàn tay/chân
Bạn nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực, lòng bàn tay/chân

Hạn chế ăn thức ăn cứng, đồ ngọt, lạnh, cay

Các thức ăn cứng, đồ ngọt, lạnh hay cay có thể gây tổn thương niêm mạc họng. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Đặc biệt là với những người thường xuyên bị viêm họng, cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt để giảm nguy cơ mắc lại. 

Tránh rượu bia và không hút thuốc 

Rượu bia, khói thuốc lá khiến niêm mạc họng bị kích thích, làm tăng tiết chất nhầy, tạo thành đờm đặc. Ngoài ra, các chất kích thích còn khiến hệ miễn dịch suy giảm. Từ đó, các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công vào cơ thể. Vì thế, bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh, tránh rượu bia, không hút thuốc để cơ thể luôn khỏe mạnh nói chung và phòng viêm họng khi giao mùa nói riêng. 

Giữ vệ sinh môi trường sống và làm việc

Môi trường sống và làm việc ẩm thấp, bụi bẩn sẽ là điều kiện để virus, vi khuẩn phát triển. Để phòng bệnh, bạn cần chú ý:

  • Dọn dẹp nhà cửa, nơi sống, nơi làm việc thường xuyên.
  • Giữ cho không gian thông thoáng, sạch sẽ.
  • Lau chùi các vật dụng thường xuyên sử dụng như: Điều khiển, bàn phím, điện thoại,..

Tiêm vắc xin phòng bệnh

Trước mùa dịch, bạn hãy chủ động tiêm phòng vắc xin cúm để cơ thể hình thành kháng thể. Đặc biệt là trẻ em, đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh lý đường hô hấp. Cha mẹ nên cho con tiêm phòng và kiểm tra sức khỏe định kỳ. 

Bạn nên cho trẻ đi tiêm vắc xin để phòng bệnh
Bạn nên cho trẻ đi tiêm vắc xin để phòng bệnh

Điều trị các bệnh lý có thể gây viêm họng

Một số bệnh lý có thể dẫn đến viêm họng như: Bệnh về tai mũi họng (do các bộ phận này thông với nhau), bệnh trào ngược dạ dày thực quản,… Vì thế, cần chú ý điều trị các bệnh lý này theo hướng dẫn của chuyên gia y tế

Trên đây là 10 biện pháp giúp bạn phòng ngừa viêm họng khi giao mùa hiệu quả. Nhãn hàng Vihodan hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần được hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1800.1286 để được tư vấn.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

1900 3199
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay