Trẻ bị viêm họng: Những thông tin quan trọng cha mẹ cần biết

Trẻ bị viêm họng là tình trạng phổ biến, thường gặp khi thời tiết giao mùa hoặc mùa lạnh. Nếu trẻ không được điều trị tốt, có thể gặp phải các biến chứng như viêm tai giữa, viêm mũi,… Vậy khi trẻ bị viêm họng cần lưu ý những gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh và cách xử trí.

Trẻ bị viêm họng do đâu?

Nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất gây viêm họng là virus (chiếm 60 – 80%), rồi đến vi khuẩn. Ngoài ra, còn một số lý do khác như: Dị ứng, sống trong môi trường ô nhiễm do khói xe, khói thuốc lá, bụi bẩn,…

Viêm họng thường gặp ở những trẻ có sức đề kháng kém, còi xương, suy dinh dưỡng. Hoặc những trẻ ít vệ sinh răng miệng,…

Trẻ viêm họng do virus chiếm 60 - 80%
Trẻ viêm họng do virus chiếm 60 – 80%

Các triệu chứng điển hình khi trẻ bị viêm họng

Khi trẻ bị viêm họng, sẽ gặp phải các triệu chứng sau:

  • Sốt: Trẻ sốt nhẹ hoặc sốt cao, thậm chí lên đến 39 – 40 độ C kèm co giật.
  • Đau họng, ngứa họng: Ngứa họng khiến trẻ ho liên tục. Biểu hiện của đau họng là thấy trẻ nuốt khó.
  • Ho: Ho khan hoặc ho có đờm.
  • Ngạt mũi, chảy nước mũi: Trẻ có thể bị ngạt mũi, khiến nhiều bé phải thở bằng miệng.
  • Giọng nói thay đổi.
  • Cổ họng, amidan: Trẻ có thể gặp phải tình trạng sưng đỏ cổ họng, amidan.
  • Mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc.
  • Khác: Một số triệu chứng khác bé có thể gặp phải như buồn nôn, tiêu chảy,…
Triệu chứng điển hình của trẻ khi viêm họng
Triệu chứng điển hình của trẻ khi viêm họng

Trẻ bị viêm họng có nguy hiểm không?

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị viêm họng. Đa số, các trường hợp đều là viêm họng cấp tính. Tình trạng này của trẻ nếu điều trị tốt, khoảng 1 tuần bệnh sẽ ổn định. Nếu để bệnh kéo dài, có thể gặp phải các biến chứng như: Viêm họng mãn tính, viêm phổi, viêm phế quản, bội nhiễm vi khuẩn,…

Đặc biệt, viêm họng do vi khuẩn liên cầu tan huyết beta nhóm A có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm như: Viêm khớp, viêm màng trong tim,…

Khi nào cần cho trẻ đi khám?

Nếu trẻ có các dấu hiệu sau thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay để thăm khám. Điều này là cần thiết để có hướng điều trị phù hợp và kịp thời. Các dấu hiệu đó là:

  • Sốt trên 38 độ C liên tục, đã dùng thuốc hạ sốt nhưng không đỡ, co giật.
  • Ho nhiều, mạnh, khó thở, thở nhanh, có dấu hiệu co rút lồng ngực.
  • Nôn trớ hoặc tiêu chảy nhiều lần trong ngày.
  • Tai chảy dịch.
  • Không giảm các triệu chứng sau 2 ngày điều trị.
Trẻ cần được đi khám khi có dấu hiệu nặng để có hướng xử trí kịp thời
Trẻ cần được đi khám khi có dấu hiệu nặng để có hướng xử trí kịp thời

Cách điều trị khi trẻ bị viêm họng?

Trẻ bị viêm họng cần được điều trị kịp thời và đúng cách. Dưới đây là các thuốc thường được sử dụng và các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm họng.

Các thuốc thường được dùng khi trẻ viêm họng

Do nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus nên đa số sẽ dùng các thuốc điều trị triệu chứng. Các nhóm thuốc thường được dùng bao gồm:

  • Thuốc hạ sốt.
  • Thuốc ho.
  • Kháng sinh: Chỉ dùng khi nguyên nhân là vi khuẩn hoặc bị bội nhiễm vi khuẩn.

Một số lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ em:

  • Không tự ý dùng thuốc cho trẻ, nhất là kháng sinh.
  • Không tự ý dùng các thuốc loãng đờm, nhất là với nhỏ vì bé không thể tự tống đờm ra ngoài. Do đó, có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ
Cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ

Các biện pháp hỗ trợ điều trị

Bên cạnh việc dùng thuốc, khi chăm sóc trẻ viêm họng nên áp dụng kết hợp với các biện pháp hỗ trợ sau:

  • Chườm ấm cho trẻ.
  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Chú ý, không trực tiếp hút mũi cho trẻ bằng miệng. Có thể dùng dụng cụ hút mũi nhưng không lạm dụng vì gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. 
  • Chế độ ăn bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
  • Cho trẻ ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, dễ nuốt như cháo, súp,… Có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày vì trẻ mệt không ăn được nhiều.
  • Cho trẻ ăn nhiều trái cây, hoa quả, nhất là những loại giàu vitamin C.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, tốt nhất là uống oresol.
  • Sử dụng quất, mật ong, gừng, chanh,… để hỗ trợ điều trị ho cho trẻ.
  • Hỗ trợ giảm ho, viêm họng, làm dịu cổ họng bằng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược.

Các biện pháp phòng ngừa viêm họng cho trẻ

Viêm họng rất dễ tái đi tái lại. Vì thế, cần phải có biện pháp phòng ngừa bệnh, nhất là đối với trẻ em. Các biện pháp giúp trẻ giảm nguy cơ mắc viêm họng gồm:

  • Tạo cho bé những thói quen tốt như: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng,…
  • Vệ sinh sạch sẽ răng miệng hàng ngày cho trẻ.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Hình thành các thói quen tốt cho trẻ giúp phòng ngừa viêm họng
Hình thành các thói quen tốt cho trẻ giúp phòng ngừa viêm họng

Viêm họng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và có thể gây ra các biến chứng nếu không được điều trị. Qua bài viết này, nhãn hàng Vihodan hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần thêm thông tin, liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 1800.1286 để được hỗ trợ.

One thought on “Trẻ bị viêm họng: Những thông tin quan trọng cha mẹ cần biết

  1. Pingback: Top 10 biện pháp phòng ngừa viêm họng khi giao mùa hiệu quả

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

1900 3199
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay