Viêm họng cấp: [CHI TIẾT TỪ A->Z] Mọi thông tin quan trọng cần biết

Viêm họng cấp: [CHI TIẾT TỪ A->Z] Mọi thông tin quan trọng cần biết

Viêm họng cấp là bệnh lý phổ biến ai cũng có thể mắc phải. Bệnh thường gặp vào mùa lạnh và khi thời tiết giao mùa. Vậy viêm họng cấp là gì, do nguyên nhân nào gây ra? Có những biện pháp nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Viêm họng cấp là gì?

Đây là tình trạng viêm nhiễm cấp tính niêm mạc thành sau họng. Từ đó gây sưng, đau rát cổ họng kèm ngứa và ho. Tùy thuộc vào tính chất của bệnh có thể chia thành 2 thể:

  • Viêm họng đỏ: Thể bệnh này chiếm đa số, nguyên nhân có thể do virus hoặc vi khuẩn. Tình trạng này khiến niêm mạc họng bị sưng, phù nề, có màu đỏ tươi đặc trưng. 
  • Viêm họng trắng: Bệnh xảy ra thường do liên cầu nhóm A. Ở niêm mạc họng và amidan có những giả mạc màu trắng gây đau rát họng.
Viêm họng cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính niêm mạc thành sau họng
Viêm họng cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính niêm mạc thành sau họng

Các nguyên nhân chính gây viêm họng cấp

Các nguyên nhân chính gây bệnh bao gồm:

  • Virus: Virus là nguyên nhân gây bệnh phổ biến, chiếm khoảng 60 – 80%. Các loại virus thường gặp là: Virus Adeno, virus cúm, sởi, virus corona,…
  • Vi khuẩn: Khoảng 20 – 40% viêm họng cấp tính là do vi khuẩn gây ra. Các vi khuẩn phổ biến là: Liên cầu nhóm A, tụ cầu vàng, Haemophilus influenzae…
  • Khác: Một số nguyên nhân khác phải kể đến như: Hệ miễn dịch suy giảm, mắc các bệnh lý khác như viêm xoang, viêm amidan, trào ngược dạ dày….

Các triệu chứng điển hình của viêm họng cấp

Khi bị bệnh, các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và dễ dàng nhận biết với những dấu hiệu:

  • Sốt: Người bệnh sốt cao 38 – 39 độ C, ở trẻ nhỏ thậm chí sốt lên đến 40 độ C.
  • Đau họng: Cổ họng đau gây khó nuốt, ngay cả khi uống nước vẫn cảm thấy đau.
  • Ho: Ho khan hoặc ho có đờm.
  • Amidan: Sưng đỏ amidan.
  • Khản tiếng: Người bệnh bị khản tiếng, thậm chí mất giọng.
  • Nghẹt mũi.
  • Sưng các hạch ở vùng cổ.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Mệt mỏi, chán ăn.
Người bệnh có triệu chứng sốt cao
Người bệnh có triệu chứng sốt cao

Điều trị viêm họng cấp như thế nào?

Để điều trị bệnh cần cân nhắc trên từng trường hợp. Có thể phối hợp cả điều trị nguyên nhân, giảm triệu chứng với các biện pháp hỗ trợ. Cụ thể như sau:

Điều trị dùng thuốc

Người bệnh chỉ cần sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng nếu nguyên nhân gây bệnh là virus. Nếu do vi khuẩn, cần dùng thêm kháng sinh để loại bỏ tác nhân gây bệnh. Trường hợp do viêm amidan, trào ngược dạ dày,… cần kiểm soát và điều trị các bệnh lý đó.

Các thuốc điều trị triệu chứng thường bao gồm: Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm, thuốc ho, long đờm,…

Các biện pháp hỗ trợ

Các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh bao gồm:

  • Nghỉ ngơi và bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Ngậm nước muối để hỗ trợ giảm viêm. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 1 phút. Lưu ý không ngậm nước muối quá đậm đặc để tránh tổn thương niêm mạc họng.
  • Uống trà bạc hà, trà gừng,… vừa hỗ trợ giảm viêm, làm dịu cổ họng còn giúp giảm nghẹt mũi.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ ít nhất 2 lần/ngày.
  • Dùng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp hỗ trợ giảm ho, viêm họng, khản tiếng.
Trà gừng giúp hỗ trợ giảm viêm, làm dịu cổ họng, giảm nghẹt mũi
Trà gừng giúp hỗ trợ giảm viêm, làm dịu cổ họng, giảm nghẹt mũi

Cách phòng ngừa viêm họng cấp hiệu quả

Một số biện pháp để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bao gồm:

  • Đảm bảo vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và súc miệng nước muối.
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh.
  • Không hút thuốc lá, không uống rượu bia,…
  • Đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà ở, nơi làm việc.
  • Có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và chế độ luyện tập phù hợp để nâng cao sức khỏe.

3 câu hỏi thường gặp của viêm họng cấp

Viêm họng cấp có lây không?

Bệnh có thể lây nhiễm giữa người với người chủ yếu qua giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi. Cụ thể, người bình thường bị lây bệnh do:

  • Hít phải những giọt bắn của người bệnh.
  • Chạm tay vào những đồ vật bị dính giọt bắn như tay nắm cửa rồi chạm lên mặt hoặc miệng.
  • Ít có trường hợp lây qua đường thức ăn.

Mắc viêm họng cấp có cần đi khám không?

Người bệnh nên đến gặp chuyên gia y tế nếu có các dấu hiệu sau:

  • Triệu chứng toàn thân kéo dài trên 3 ngày
  • Sưng nề cổ, khó nuốt, không ăn uống được.
  • Khó thở, há miệng khó khăn.
  • Phát ban đỏ.

Viêm họng cấp có nguy hiểm không?

Nhiều người có tâm lý chủ quan khi bị mắc viêm họng cấp. Thế nhưng, nếu bệnh không được điều trị tốt có thể gây ra các biến chứng:

  • Trở thành viêm họng mãn tính
  • Áp xe thành sau họng
  • Viêm xoang, viêm tai giữa,…
  • Nếu nhiễm Adenovirus có thể dẫn đến viêm phổi, viêm gan, viêm cơ tim,…
  • Nhiễm Enterovirus dễ gây biến chứng viêm màng não, viêm cơ tim.
  • Nhiễm liên cầu nhóm A có thể gây viêm thận, viêm khớp, viêm tim,…
Nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng
Nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng

Viêm họng cấp rất phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng nếu không điều trị tốt. Qua bài viết này, nhãn hàng Siro Vihodan hy vọng đã cung cấp những thông tin đầy đủ và hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn cần thêm thông tin hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1800.1286 để được hỗ trợ.

3 thoughts on “Viêm họng cấp: [CHI TIẾT TỪ A->Z] Mọi thông tin quan trọng cần biết

  1. Pingback: Triệu chứng viêm họng và cách điều trị hiệu quả

  2. Pingback: Top 4 nguyên nhân gây bệnh hô hấp khi trời lạnh và cách điều trị

  3. Pingback: Nguyên nhân gây bệnh hô hấp khi trời lạnh và cách điều trị

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

1900 3199
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay